Những thủy thủ Hà Tĩnh sống ra sao trong 4 năm rưỡi bị cướp biển khống chế?

(Baohatinh.vn) - Anh Arnel Balbero người Philippines, một trong 26 thủy thủ châu Á vừa được nhóm cướp biển Somalia trả tự do hôm 22/10 sau hơn 4 năm bị giam giữ tại một làng chài nhỏ ở Dabagala, đã có những chia sẻ đầu tiên với Hãng tin BBC về quãng thời gian kinh hoàng sống trong vòng kiểm soát của hải tặc.

>> Người thân 2 thuyền viên Kỳ Anh vui khôn tả khi cướp biển thả người

>> 2 thuyền viên Hà Tĩnh bị cướp biển Somalia bắt giữ đã về đến Kenya

nhung thuy thu ha tinh song ra sao trong 4 nam ruoi bi cuop bien khong che

Các thủy thủ người châu Á vừa được cướp biển Somalia trả tự do sau hơn 4 năm bị giam giữ. (Ảnh: AP)

Ban đầu, có tất cả 29 thủy thủ trên con tàu FV Naham 3 mang cờ Oman, thuộc sở hữu của một công ty Đài Loan bị cướp biển tấn công khi đang hoạt động gần Seychelles, trên Ấn Độ Dương hồi tháng 3/2012.

Tuy nhiên, một người đã chết khi những tên cướp biển nổ súng trấn áp tàu và hai người thiệt mạng sau đó trong quá trình bị giam giữ do bệnh tật - theo thông báo từ tổ chức phi chính phủ Oceans Beyond Piracy, nhóm hỗ trợ giải cứu con tin bị cướp biển bắt giữ.

Tổ chức Oceans Beyond Piracy cũng cho biết, nhóm cướp biển Somalia đã đưa các thủy thủ lên bờ sau khi con tàu bị chìm khoảng hơn 1 năm sau vụ cướp.

Các thủy thủ sau đó bị giam giữ ở Dabagala, gần Harardheere, cách thủ đô Mogadishu của Somalia khoảng 400 km về phía Đông Bắc. Harardheere từng là căn cứ chính của cướp biển Somalia trước đây.

26 thủy thủ còn sống sót đã được nhóm cướp biển trao trả cho các nhà chức trách Somalia tại thị trấn Galkayo, nằm phía Bắc nước này vào sáng thứ Bảy tuần trước (22/10), theo Reuters. BBC cho biết, việc giải phóng con tin được thực hiện sau khi một khoản tiền chuộc đã được thanh toán.

VIDEO: 26 thủy thủ người châu Á được trả tự do và đang trên đường trở về nhà. (Nguồn: Daily Mail)

nhung thuy thu ha tinh song ra sao trong 4 nam ruoi bi cuop bien khong che

Các thủy thủ xếp hàng để chuẩn bị lên máy bay. (Ảnh: AP)

nhung thuy thu ha tinh song ra sao trong 4 nam ruoi bi cuop bien khong che

26 thủy thủ đã trải qua những quãng thời gian khó khăn để chờ cơ hội sống sót trở về. (Ảnh: AP)

nhung thuy thu ha tinh song ra sao trong 4 nam ruoi bi cuop bien khong che

Họ cũng là một trong những nhóm thủy thủ bị cướp biển Somalia giam giữ lâu nhất. (Ảnh: AP)

Các thủy thủ được thả đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Campuchia, Indonesia và Đài Loan.

Chỉ sau khi hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Jomo Kenyatta ở thủ đô Nairobi, Kenya hôm 23/10 trên một chiếc máy bay của cơ quan hỗ trợ nhân đạo Liên Hợp Quốc, và đang chờ các đại sứ quán tiếp nhận để trở về nước, các thủy thủ lúc bấy giờ mới có thể bình tĩnh để có những chia sẻ đầu tiên về quãng thời gian sống trong sự khống chế của cướp biển Somalia.

VIDEO: 26 thủy thủ người châu Á về đến thủ đô Nairobi của Kenya. (Nguồn: BBC)

Thủy thủ người Philippines Arnel Balbero kể rằng 4 năm rưỡi sống dưới sự giam hãm của bọn cướp biển với những khó khăn, thiếu thốn trăm bề đã khiến anh và các thủy thủ còn lại cảm thấy mình giống như những “xác chết biết đi”.

“Chúng chỉ cho chúng tôi một ít nước. Chúng tôi đã ăn thịt chuột. Đúng vậy, chúng tôi đã nấu chúng lên và ăn trong rừng”, anh Balbero kể. “Chúng tôi ăn tất cả mọi thứ. Bất kể thứ gì. Khi bạn đói, bạn phải ăn”, anh nói thêm.

Thủy thủ người Philippines cũng bày tỏ những lo lắng về những khó khăn mà anh cùng các thủy thủ khác phải đối mặt trong tương lai nhằm hòa nhập và thích nghi trở lại với cuộc sống bình thường. “Tôi không biết thế giới bên ngoài đang như thế nào. Vì thế, sẽ rất khó để chúng tôi gây dựng lại từ đầu”, Balbero nói.

nhung thuy thu ha tinh song ra sao trong 4 nam ruoi bi cuop bien khong che

Nụ cười và những giọt nước mắt hạnh phúc của các thủy thủ ngày trở về. (Ảnh: EPA)

26 thủy thủ vừa được trả tự do hôm 22/10 cũng là một trong những nhóm con tin cuối cùng bị cướp biển Somalia giam giữ sau khi “làn sóng hải tặc” nổ ra rầm rộ vào giữa những năm 2000.

Hoạt động cướp biển ngoài khơi Somalia đã lắng xuống trong những năm gần đây, chủ yếu do sự hiện diện của tàu chiến quốc tế và các hãng tàu theo dõi thông tin an toàn hàng hải tại các vùng biển hải tặc hoạt động mạnh.

Trong một đoạn video được nhóm cướp biển Somalia phát hành để chứng minh các con tin vẫn sống nhằm đàm phán, đòi tiền chuộc, các thủy thủ xuất hiện trong bộ dạng gầy yếu, xanh xao trong vòng vây của các tay súng đeo mặt nạ. Đoạn video được một nhà lập pháp Đài Loan, tham gia đàm phán trao trả con tin với nhóm hải tặc, công bố hồi năm 2014.

Trong đoạn clip, có một người đàn ông được truyền thông Đài Loan xác định là Shen Jui-chang, kỹ sư trưởng người Đài Loan trên con tàu bị cướp. Nói bằng tiếng Hoa, ông Shen cho biết các thủy thủ chỉ được cho một lít nước mỗi ngày để uống mặc dù trời rất nóng.

nhung thuy thu ha tinh song ra sao trong 4 nam ruoi bi cuop bien khong che

Thuyền viên người Đài Loan Shen Jui-chang. (Ảnh: BBC)

“Không có nước, cũng chẳng có thức ăn. Tất cả chúng tôi đều bị bệnh. Cướp biển không cho chúng tôi thuốc, chúng nói rằng chúng không có tiền mua thuốc. Cũng vì thế mà hai thanh niên trẻ đã ốm chết”, ông Shen nói trong video.

Ngày 23/10, đại diện từ phía Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam (Vinamotor) - đơn vị đưa các lao động Việt Nam sang Đài Loan làm việc trên tàu cá FV Naham - xác nhận trong số 26 thủy thủ được cướp biển Somalia trả tự do hôm 22/10 có 3 thủy thủ là người Việt Nam.

Trước đó, hồi tháng 5/2012, Chi nhánh xuất khẩu lao động Vinamotor thông báo với gia đình các thuyền viên Nguyễn Văn Hạ (sinh năm 1981, trú xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), Nguyễn Văn Xuân (sinh năm 1981, trú phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và Phan Xuân Phương (sinh năm 1989, trú xã Nghĩa Yên, Nghĩa Đàn, Nghệ An) về việc chủ tàu FV Naham 3 xác nhận tàu này bị cướp biển Somali bắt giữ và 3 thuyền viên trên làm việc trên tàu lúc bị cướp biển bắt, đòi tiền chuộc.

Ngày 24/10, gia đình hai thuyền viên Nguyễn Văn Hạ và Nguyễn Văn Xuân thông tin với Báo Hà Tĩnh điện tử rằng anh Hạ và anh Xuân đều đã gọi điện về nhà thông báo đã được thả bởi cướp biển Somalia, sức khỏe hiện ổn định và đang chờ ngày về nước.

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.