10 năm ở Syria

10 năm nội chiến ở Syria làm hàng trăm nghìn người thiệt mạng, buộc một nửa trong 23 triệu dân nước này phải rời bỏ nhà cửa, để lại những ký ức kinh hoàng.

10 năm ở Syria

Ngày 15/3/2021 đánh dấu 10 năm kể từ khi những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Tổng thống Bashar al-Assad biến thành bạo lực, đưa đất nước Syria bước vào cuộc chiến đến giờ đã 10 năm và chưa thể kết thúc. Vào năm 2021, 80% dân số Syria đang sống dưới mức đói nghèo, đó là chưa kể hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng và những người phải rời bỏ đất nước. Trong ảnh, người biểu tình ở Syria đang khiêng thi thể của một thiếu niên bị thiệt mạng do bạo lực ở vùng Idlib ngày 23/2/2012. Ảnh: AFP

10 năm ở Syria

Làn sóng biểu tình “Mùa xuân Arab” ở nhiều nước Trung Đông năm 2011 lan tới Syria khi một số thiếu niên dùng sơn vẽ chữ “Đến lượt ông, bác sĩ” lên các bức tường ở thị trấn phía nam Daraa - ý nói tới ông Assad, từng là bác sĩ mắt được đào tạo ở London, Anh. Sau 10 năm, Tổng thống Assad vẫn là người đứng đầu chính phủ Syria. Trong ảnh, Ahmed (giữa) đang khóc thương cha của mình, Abdulaziz Abu Ahmed Khrer, tại lễ tang của ông ở Idlib ngày 8/3/2012. Ông bị lính bắn tỉa của quân chính phủ Syria sát hại. Ảnh: AP

10 năm ở Syria

Cuộc xung đột ở Syria thường được miêu tả là một chuỗi những cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” diễn ra đồng thời và chồng lên nhau giữa Mỹ với Nga, giữa Iran và Saudi Arabia cùng với can thiệp của NATO và Thổ Nhĩ Kỳ. Nga và Iran ủng hộ chính phủ ông Assad trong khi các nhóm đối lập nhận sự hậu thuẫn từ Mỹ và các đồng minh. Có thời điểm, “Thế chiến 3 thu nhỏ như thể đang diễn ra trong lòng Syria”, như New York Times miêu tả. Trong ảnh, người biểu tình hô khẩu hiệu phản đối chính phủ tại tỉnh Idlib ngày 29/6/2012. Ảnh: AFP

10 năm ở Syria

Các trẻ em Syria đang chạy đi sau tiếng không kích của quân chính phủ ở Maaret al-Numaan ngày 18/10/2012. Ngày 15/3/2011 được nhiều hãng tin chọn là ngày kỷ niệm cuộc nổi dậy ở Syria, không phải vì là ngày biểu tình đầu tiên, mà là ngày biểu tình nổ ra đồng loạt trên cả nước. Ảnh: AFP

10 năm ở Syria

Mây đen bao phủ đống gạch vụn ở Aleppo ngày 4/12/2012. Ảnh: AP

10 năm ở Syria

Trong các năm từ 2014, sự chú ý của thế giới chuyển dần về nguy cơ khủng bố và sự tàn bạo của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), thay vì mong muốn đòi dân chủ của người dân Syria. Trong ảnh, người tị nạn Syria vượt biên vào vùng tự trị của người Kurd ở Iraq ngày 17/8/2013. Ảnh: AFP

10 năm ở Syria

Bức ảnh ngày 21/8/2013 cho thấy các thi thể đang được mai táng ở một đám tang ngoại ô Damascus. Ảnh: AP

10 năm ở Syria

Quân của chính phủ ông Assad từng bị các nhóm nổi dậy áp đảo, mất khoảng 80% lãnh thổ, hầu hết nguồn dầu khí, và quân nổi dậy - với nhiều nhóm được Mỹ cùng đồng minh hậu thuẫn - tiến sát Damascus. Ảnh: Reuters

10 năm ở Syria

Sau đó, sự can thiệp bởi Iran và các lực lượng thân Iran, như nhóm Hezbollah từ Lebanon, cùng lực lượng viễn chinh khổng lồ của Nga (năm 2015) đã lật ngược thế cờ cho ông Assad. Trong ảnh, một người đàn ông bị thương sau đợt không kích của quân chính phủ Syria đang được mọi người khiêng đi, ở Aleppo ngày 17/12/2013. Ảnh: Reuters

10 năm ở Syria

Tại khu vực của người Palestine ở Damascus bị quân chính phủ bao vây, người dân đang xếp hàng nhận viện trợ. Khoảng 400.000 người thiệt mạng trong vòng 10 năm, theo Đài quan sát Nhân quyền Syria, tổ chức có trụ sở ở Anh và vẫn đang tính con số thương vong dù nhiều tổ chức quốc tế (trong đó có Liên Hợp Quốc) đã dừng việc thống kê. Ảnh: AP

10 năm ở Syria

Sau khi Nga can thiệp, từng thị trấn và chiến khu của phe phản kháng bị bao vây và dội bom đến khi phải đầu hàng. Trong ảnh là hàng trăm chiến binh nổi dậy và gia đình được sơ tán khỏi Homs, Syria ngày 7/5/2014. Sau ba năm nằm trong tay lực lượng nổi dậy, thành phố lớn thứ ba Syria bị lính của ông Assad chiếm lại. Ảnh: Ghassan Nijjar

10 năm ở Syria

Người Syria trở về thành phố Homs ngày 10/5/2014, sau khi các chiến binh nổi dậy cuối cùng rời đi theo một thỏa thuận sơ tán. Ảnh: AFP

10 năm ở Syria

Người Kurd ở Syria đợi lên xe để đi tị nạn tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria ngày 24/9/2014, nhưng phải chịu đựng trận bão cát. Ảnh: Reuters

10 năm ở Syria

Nội chiến Syria đã tạo ra cuộc khủng hoảng di dân khi hàng chục triệu người phải rời bỏ đất nước để tìm nơi tị nạn. Bức ảnh cậu bé Alan Kurdi nằm chết bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành hình ảnh về nỗi đau khổ của những người Syria đang cố gắng thoát khỏi chiến tranh. Alan Kurdi, 3 tuổi, đã chết đuối cùng với mẹ và anh trai khi một chiếc thuyền vượt biên đưa họ đến châu Âu bị lật ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2015. Ảnh: Getty

10 năm ở Syria

Tại Aleppo, ngày 14/3/2015, một cậu bé đi cạnh rào chắn làm bằng ba chiếc xe buýt hỏng, được dựng lên để cản tầm nhìn của lính bắn tỉa từ quân đội Tổng thống Assad. Ảnh: AFP

10 năm ở Syria

Khói bốc lên sau khi máy bay của Nga không kích một thị trấn do quân nổi dậy kiểm soát nằm trong thành phố Aleppo, Syria ngày 13/10/2015. Ảnh: Getty Images

10 năm ở Syria

Cậu bé 4 tuổi Omran Daqneesh bị bao phủ bởi bụi và máu, vừa được cứu lên khỏi đống gạch vụn, sau một đợt không kích nhằm vào Aleppo. Bức ảnh này lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Ảnh: AFP

10 năm ở Syria

Một số người đang bế trẻ sơ sinh và chạy đi sau một trận không kích ở khu vực do quân nổi dậy kiểm soát ở Aleppo, ngày 11/9/2016. Ảnh: AFP

10 năm ở Syria

Mahmoud Al-Khatib, một chiến binh của phe nổi dậy, đang cố thủ trong một căn nhà nằm ở tiền tuyến giao tranh với quân chính phủ ở Damascus, ngày 4/2/2017. Ảnh: AFP

10 năm ở Syria

Từ một năm nay, nhờ thỏa thuận ngừng bắn do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, chiến sự đã tạm lắng. Syria bị phân chia thành nhiều vùng do các phe khác nhau kiểm soát, có sự hậu thuẫn của các bên nước ngoài. Ông Assad kiểm soát khoảng dưới 2/3 diện tích Syria, nhưng xét về biên giới thì ông chỉ kiểm soát 15%. Trong bức ảnh ngày 29/2/2020, một đám tang được tổ chức cho các lính Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng ở khu vực Idlib của Syria. Ảnh: AP

Theo Zing

Đọc thêm

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Hiệp hội địa lý LB Nga vừa thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.