258 triệu người trên thế giới đang tha hương

Ước tính có 258 triệu người đã rời nơi mình sinh ra để sinh sống tại các quốc gia khác, AP dẫn báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhập cư cho biết.

258 trieu nguoi tren the gioi dang tha huong

Cảnh sát Ý đưa người di cư lên tàu, chở về nơi an toàn - Ảnh: Reuters

Báo cáo của Ủy ban các vấn đề Kinh tế - Xã hội Liên Hiệp Quốc lần này được đưa ra hôm 18-12 nhân Ngày Người di cư Quốc tế, thể hiện sự gia tăng đáng kể về số người hiện phải rời xa nơi mình sinh ra, cao hơn 49% so với năm 2000.

Đây là một báo cáo được công bố hai năm một lần. Số liệu năm 2017 cho thấy thế giới 3,4% người thuộc diện "di cư quốc tế" trên tổng dân số, tăng nhẹ từ 2,8% của năm 2000.

Một điểm tích cực là tỉ lệ người di cư đang sống ở các quốc gia có thu nhập cao đã tăng từ 9,6% của năm 2000 lên 14% trong năm 2017.

Các quốc gia thu nhập cao trong năm 2017 đã đón nhận 64% người nhập cư quốc tế trên toàn thế giới, tương đương 165 triệu người. Năm nay, 2/3 số người nhập cư đang "nhồi" vào chỉ 20 nước, theo báo cáo Liên Hiệp Quốc.

Nước Mỹ vẫn là nơi có người nhập cư đông nhất khi 49.8 triệu người, chiếm 19% người nhập cư toàn cầu, đang sinh sống tại đất nước này. Theo sau là Saudi Arabia, Đức và Nga với khoảng 12 triệu người.

Liu Zhenmin, Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc phụ trách kinh tế và xã hội nói: "Dữ liệu và bằng chứng đáng tin có vai trò quan trọng trong việc chống lại những nhận thức sai lệch về vấn đề nhập cư, và cung cấp thông tin cho các chính sách nhập cư".

Vào tháng 9-2016, cả 193 nước thành viên Liên Hiệp Quốc bao gồm cả nước Mỹ dưới thời cựu tổng thống Obama, đã thông qua Tuyên bố New York về Người di cư và tị nạn.

Tuyên bố này nhấn mạnh rằng không quốc gia nào có khả năng tự mình kiểm soát nổi vấn đề nhập cư. Các nước vì thế đã đồng thuận về việc thực hiện các chính sách nhập cư được điều chỉnh, cam kết chia sẻ công bằng hơn đối với gánh nặng về việc đón người tị nạn. Họ cũng nhất trí bảo vệ nhân quyền của người nhập cư và chống lại tâm lý bài ngoại, thiếu bao dung đối với người nhập cư, theo AP.

Theo ông Liu, số lượng ước tính mới đây về người di cư "sẽ cung cấp một nền tảng quan trọng cho các nước thành viên khi họ bắt đầu đàm phán về Thỏa thuận Toàn cầu". Thỏa thuận này là kết quả từ sự nhất trí của các nước sau Tuyên bố New York, dự kiến sẽ được thông qua năm 2018.

Mặc dù vậy, lấn cấn đang nằm ở Mỹ - một nước được xem đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch toàn cầu dành cho người di cư, tị nạn nêu trên.

Đầu tháng 12 này, phía Mỹ cho biết họ sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán về thỏa thuận toàn cầu. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley cho rằng tuyên bố New York "đơn giản không phù hợp với chủ quyền của nước Mỹ".

Theo Tuổi trẻ

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.