Đánh giá dựa trên sức mạnh của vũ khí trang bị và tải trọng chiến đấu tối đa của tàu ngầm. Điểm số cuối cùng là tổng số lượng ống phóng, số lượng ngư lôi trong khoang, cũng như tên lửa được bắn từ bệ phóng thẳng đứng.
Xếp hạng giả định rằng tất cả các “vị trí” có thể được sử dụng. Trong nhiều trường hợp, tác giả nhấn mạnh điều này là phi thực tế. Các tàu ngầm trang bị vũ khí cỡ nhỏ không được đưa vào danh sách, cũng như những tàu mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược thuộc Dự án 941 Akula (Typhoon) của Hải quân Nga |
Kết quả là tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ đã đứng ở vị trí đầu tiên với tổng số điểm là 174 và dẫn đầu so với các đối thủ. Trong cấu hình “phi hạt nhân”, chúng có thể mang 154 tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk cùng một lúc (phần còn lại rơi vào ngư lôi), do đó dẫn tới kết quả nói trên.
Vị trí thứ hai và thứ ba do các tàu ngầm Nga thuộc dự án Yasen và Antey chiếm lần lượt với điểm số 72 (10 + 30 + 32) và 52 (6 + 22 + 24) điểm. Tuy nhiên trong trường hợp trên tác giả đã đếm số tên lửa tối thiểu là 32 quả Oniks. Mặc dù bản sửa đổi Yasen-M giả định có sự hiện diện của 40 tên lửa như vậy, hoặc 50 tên lửa Zircon hay Kalibr.
Ở vị trí thứ 4 lại là một đại diện của Hải quân Mỹ - tàu ngầm lớp Seawolf, mang theo tới 50 ngư lôi hoặc tên lửa, cũng được phóng từ ống phóng ngư lôi. Và vị trí thứ năm được chia sẻ bởi hai tàu ngầm của Nga - Dự án “Akula” và “Barracuda” - cả hai đều nhận được 40 điểm.
Bảng xếp hạng cũng bao gồm các tàu ngầm khác nhau của Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Trung Quốc và danh sách được chốt bởi các đại diện của Iran, Ý, Hàn Quốc cùng với Triều Tiên.