Ác mộng từ những loại đồ uống để lâu hóa độc

Trà xanh, nước ngọt có gas, nước đun sôi để nguội... nếu để quá lâu có thể sản sinh độc tố, ảnh hưởng đến sức khỏe

Ngày hè nóng nực, nhiều gia đình có thói quen tích trữ đồ uống nhiều hơn ngày thường. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng đồ uống để lâu ngày có thể khiến nguồn dinh dưỡng trong các loại đồ uống này bị phá bỏ, thậm chí còn sản sinh độc tố.

ac mong tu nhung loai do uong de lau hoa doc

Nước để nguội trên 2 giờ đồng hồ vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại

Nước đun sôi để nguội

Nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, nước đun sôi 100 độ C đã diệt được vi khuẩn, nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều.

BS. Doãn Thị Tường Vi (Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cho biết: “Các gia đình chỉ nên uống nước sôi để nguội tối đa trong hạn một ngày. Loại nước đun sôi để nguội được bảo quản tốt cũng chỉ nên uống hết trong hai ngày, để tránh tình trạng vi khuẩn tái nhiễm”.

Nước sôi để nguội lâu ngày sẽ làm cho oxy trong nước bốc đi gần hết, những vật hữu cơ bị phân giải và những vật vô cơ lắng xuống, rất bất lợi cho sức khỏe. Thời gian lưu trữ càng lâu càng là điều kiện tốt để vi khuẩn trong môi trường sống xâm nhập và phát triển trong nước.

Đối với các trường hợp nước sôi để nguội được đổ vào nước cũ càng làm vi khuẩn phát triển sinh ra nấm mốc, nếu uống vào dễ gây nên bệnh ung thư.

Cũng theo bác sĩ Tường Vi, nước đun sôi để nguội sẽ sinh ra lượng muối acid nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium…Sau khi đun nước nóng trong thời gian dài, do quá trình thủy phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên.

Một số gia đình thường lấy nước đã đun sôi để nguội trong bình ra đun lại cho ấm, nhất là vào mùa đông mà không biết rằng thói quen này lâu dần sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trà xanh

Nước trà để nguội chứa rất nhiều vi khuẩn, chưa kể đến việc đặc tính chống vi khuẩn của trà cũng sẽ bị giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, trà chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe nhưng các chất này rất dễ bị oxy hóa nếu để lâu trong không khí.

Nếu pha trà để quá lâu, lượng caffeine tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu. Nước trà pha xong để sau vài tiếng thì nước trà sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy.

Lượng axit tannic trong nước trà để lâu sẽ tăng lên, gây bất lợi đối với người bị bệnh gút và bệnh tăng axit uric.

Nước ngọt có gas

Nước ngọt có gas khi đã mở nắp mà để quá lâu sẽ biến thành nước đường lạnh. Đây là môi trường tốt để vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Nếu nước này bị nhiễm khuẩn thì cứ 20 phút lại sinh ra một loạt vi khuẩn mới. Nếu để lâu, số lượng vi khuẩn trong nước ngọt có gas đã mở nắp sẽ tăng lên rất nhiều.

Theo Thúy Nga/Báo VTC News

Đọc thêm

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày mai (17/11), Hà Tĩnh khả năng có gió Đông Bắc mạnh cấp 3, cấp 4; nhiệt độ thấp nhất 20 độ C.
Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15
Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?