Y tế

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 2): Những “từ mẫu” của người dân vùng biên
Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 2): Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

Gắn bó với y tế cơ sở, nhất là nơi vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, những bác sỹ nơi đây không chỉ giữ vai trò khám chữa bệnh mà còn là tuyên truyền viên, là bạn, là người thân của bà con. Ngược lại, chính tình cảm, sự thấu hiểu, chia sẻ của Nhân dân là sợi dây neo giữ họ gắn bó với những địa bàn khó khăn để thực hiện sứ mệnh của những người khoác áo blouse trắng.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 2): Những “từ mẫu” của người dân vùng biên
Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 2): Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

Buổi tư vấn, khám sức khỏe miễn phí cho hơn 150 người cao tuổi trên địa bàn xã Hòa Hải (Hương Khê) diễn ra thành công như mong đợi. Được thăm khám, đo huyết áp, xét nghiệm tiểu đường, tư vấn các kiến thức chăm sóc sức khỏe (CSSK), dinh dưỡng, người già ở xã vùng biên ai cũng phấn khởi và bày tỏ lòng biết ơn đội ngũ cán bộ ở trạm y tế, đặc biệt là bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng (SN 1976) - Trạm trưởng - người đã đứng ra khâu nối, tổ chức hoạt động này.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 2): Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

Người cao tuổi xã Hòa Hải được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí nhờ sự kết nối từ bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng - Trạm trưởng Trạm Y tế xã.

“Thực hiện nhiệm vụ CSSK ban đầu cho hơn 6.000 người dân ở xã vùng biên là điều không dễ, bởi địa hình rộng, chia cắt, nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh lớn. Vì thế, để tăng cường công tác khám chữa bệnh (KCB) cho bà con, ngoài nỗ lực của cán bộ y tế trạm, thời gian qua, chúng tôi cố gắng tranh thủ các chương trình CSSK từ tuyến trên giúp bà con được tiếp cận thêm các dịch vụ y tế. Trung bình mỗi năm, Trạm Y tế xã Hòa Hải đều tổ chức được từ 5-6 đợt CSSK cho hơn 1.000 người dân trên địa bàn” - bác sỹ Dũng chia sẻ.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 2): Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

Gần 20 năm gắn bó với các trạm y tế ở vùng khó khăn của huyện miền núi Hương Khê, trong đó có 6 năm làm Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hòa Hải, hơn ai hết, bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng hiểu rằng, cán bộ y tế cơ sở phải là người đa năng, không chỉ thực hiện nhiệm vụ KCB, CSSK ban đầu mà còn phải có các kỹ năng: truyền thông, hướng dẫn người dân cách phòng tránh các loại bệnh theo mùa, phòng chống dịch bệnh.

“Bác sỹ cơ sở phải là bác sỹ của mọi nhà, phải bám nắm địa bàn, sống cùng bà con, nắm rõ tình hình sức khỏe của mỗi người, từ đó phân nhóm bệnh nhân để có giải pháp chăm sóc kịp thời, chu đáo. Tuy nhiên, sự tin tưởng, đồng hành, chia sẻ, tinh thần sẵn sàng tiếp nhận thông tin của bà con mới là yếu tố quan trọng nhất giúp tôi cùng đồng nghiệp hoàn thành tốt vai trò, chức năng của mình” - bác sỹ Dũng cho hay.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 2): Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

Sự tin tưởng, đồng hành, chia sẻ, tinh thần sẵn sàng tiếp nhận thông tin của bà con là yếu tố quan trọng nhất giúp bác sỹ Dũng và các đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trong suốt những năm tháng gắn bó với nghề, bác sỹ Dũng luôn lấy lời dạy của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác làm kim chỉ nam cho mình: “... chỉ lấy việc cứu chữa bệnh, cứu người làm nhiệm vụ của mình, không được mưu lợi, kể công”. Nhờ đó, anh luôn tự hóa giải được những khó khăn đặc thù về công tác KCB nơi địa bàn vùng biên, thực sự trở thành bác sỹ của Nhân dân, là bạn, là người thân của mọi nhà. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát, dù phát sinh nhiều nhiệm vụ nhưng anh vẫn dành thời gian viết thư động viên các bệnh nhân thực hiện cách ly, hướng dẫn cách điều trị, CSSK, giúp họ ổn định tinh thần.

Bà Nguyễn Thị Thịnh (74 tuổi) ở thôn 9, xã Hòa Hải chia sẻ: “Tin tưởng bác sỹ Dũng, người dân chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin và thực hiện các biện pháp phòng tránh những loại bệnh mà trạm y tế xã tuyên truyền, hướng dẫn”.

Tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết của bác sỹ Dũng cũng chính là tấm gương để đội ngũ y tế trên địa bàn ngày càng ý thức cao hơn về vai trò, nhiệm vụ của mình trong CSSK ban đầu cho Nhân dân. Chị Nguyễn Thị Lam Giang - y tá thôn bản ở thôn 3 (bản Cuồi Trả) cho hay: “Cảm phục tấm lòng, sự tận tâm của bác sỹ Dũng, đội ngũ y tá thôn bản chúng tôi luôn nỗ lực tập trung cao cho công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe tại cộng đồng, qua đó, giúp giảm áp lực cho đội ngũ y, bác sỹ cơ sở”.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 2): Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

Thông qua các buổi giao ban, bác sỹ Dũng còn quan tâm xây dựng mối gắn kết giữa đồng nghiệp.

Với vai trò đầu tàu của trạm y tế xã, ngoài nêu gương trong công việc, trong các hoạt động tự học tập để củng cố chuyên môn nghiệp vụ, bác sỹ Dũng còn đặc biệt quan tâm xây dựng mối gắn kết giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa các y, bác sỹ với đội ngũ y tế thôn bản, với Nhân dân. Ông Phạm Hữu Nhân - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Hải cho biết: “Từ tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm, tận tụy và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng, bệnh nhân tìm đến với Trạm Y tế xã ngày càng tăng, công tác CSSK ban đầu cho người dân ở Hòa Hải ngày càng được cải thiện”.

Video: Y sỹ Tăng Chí Cường chia sẻ về hình ảnh người trạm trưởng.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 2): Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

“Gần 10 năm nay, nếu không có bác sỹ Quân tận tâm, trách nhiệm lo thuốc thang, hỗ trợ, chắc bây giờ vợ tôi vẫn chưa thể đi lại được như thế này. Bác sỹ Quân như người thân trong gia đình tôi vậy” - ông Nguyễn Sơn Hà, chồng bệnh nhân Nguyễn Thị Lý ở thôn An Sú, xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn) chia sẻ. Không riêng gia đình ông Nguyễn Sơn Hà, bác sỹ Phan Hồng Quân (SN 1983) - cán bộ Trạm Y tế xã Sơn Kim 1 giờ đây đã trở nên thân thuộc với tất cả người dân vùng biên giới.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 2): Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

Bác sỹ Quân đến tận nhà khám, tư vấn cho bệnh nhân Nguyễn Thị Lý ở thôn An Sú, xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn).

Video: Chồng bệnh nhân Nguyễn Thị Lý bày tỏ cảm ơn BS Phan Hồng Quân.

15 năm gắn bó với nghề y là chừng đó thời gian bác sỹ Quân gắn bó với Nhân dân vùng biên. Sau 6 năm công tác tại Trạm Y tế xã Sơn Hồng, bác sỹ Quân chuyển về công tác tại Trạm Y tế xã Sơn Kim 1, đều là những địa bàn vùng biên giới còn nhiều khó khăn. Trong suốt nhiều năm qua, không kể nắng hay mưa, ngày hay đêm, gần hay xa, cứ bệnh nhân cần là bác sỹ Quân có mặt. Người dân xã Sơn Kim 1 đã quen với hình ảnh người bác sỹ với túi thuốc trên vai, sẵn sàng vượt đồi, vượt núi đến với từng hộ dân để KCB, tuyên truyền, hướng dẫn bà con chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Địa bàn vùng biên giới phức tạp, nơi có tỷ lệ người bị nhiễm HIV, nghiện ma túy khá đông, với vai trò người thầy thuốc của Nhân dân, bác sỹ Quân đã phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tổ chức cai nghiện, điều trị giảm nhẹ tại cộng đồng cho nhiều đối tượng nghiện ma túy và nhiễm HIV. Anh còn là bác sỹ phụ trách tư vấn tâm lý, khám sức khỏe định kỳ cho 46 thành viên của CLB “Tình thương” (mái nhà chung của những người nhiễm HIV, nghiện ma túy trên địa bàn). Bác sỹ Quân đã trở thành người bạn động viên, chia sẻ, hồi sinh nhiều cuộc đời lầm lỗi.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 2): Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

Hình ảnh người bác sỹ với túi thuốc trên vai, sẵn sàng vượt đồi, vượt núi đến với từng hộ dân để khám chữa bệnh, tuyên truyền, hướng dẫn bà con chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đã trở nên quá quen thuộc ở xã Sơn Kim 1.

Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 diễn ra trên địa bàn, bác sỹ Quân đã kịp thời truy vết, khám sàng lọc, tư vấn điều trị cho hàng nghìn F0 tại nhà. Tết Nguyên đán 2021, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, gác lại những niềm vui đoàn tụ gia đình, anh xung phong tham gia công tác phòng chống dịch vòng trong khu cách ly của huyện tại xã Kim Hoa. Giữa năm đó, thời điểm dịch bùng phát nguy hiểm, để “chia lửa” cùng đồng nghiệp, anh lại lên đường tham gia trực tiếp khám, điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện dã chiến Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Video: BS Quân chia sẻ tâm niệm với nghề khi thực hiện lời Bác Hồ dạy.

Ông Lê Đình Hà (thôn Kim Cương 2) chia sẻ: “Nhìn các cán bộ y tế ở trạm, đặc biệt là bác sỹ Quân tất bật ngược xuôi, không sợ hiểm nguy, vất vả lao vào tâm dịch, mỗi người dân đều nhắc nhở nhau phải chấp hành nghiêm quy định phòng chống dịch. Nhiều lần lắng nghe bác sỹ Quân thăm khám, tư vấn sức khỏe, chúng tôi càng hiểu mỗi người dân phải tự nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của mình thì những tâm huyết thực hiện mục tiêu CSSK Nhân dân của các y, bác sỹ mới thành công”.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 2): Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

Gần gũi trách nhiệm với người bệnh, say mê, tâm huyết với nghề, bác sỹ Quân luôn được người dân và đồng nghiệp tin yêu, mến phục.

Ngoài những điều đã được học ở trường và kinh nghiệm tích lũy từ thực tế, bác sỹ Quân còn chịu khó tìm hiểu cách phòng ngừa một số loại bệnh mà người dân địa phương thường mắc phải. Anh đã triển khai các buổi truyền thông và khám sàng lọc, xét nghiệm miễn phí bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp cho người dân. Từ đó góp phần giúp người bệnh phát hiện sớm bệnh lý, lựa chọn phương pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng. Không chỉ KCB cho người dân trên địa bàn, từ nhiều năm nay, mỗi năm 2 lần, bác sỹ Quân còn dành thời gian tham gia đoàn y, bác sỹ trực tiếp tư vấn, KCB miễn phí cho người dân tỉnh Bolikhămxay, nước bạn Lào.

Y sỹ Hoàng Ái Quốc - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Sơn Kim 1 cho biết: “Trước đây khi chưa có bác sỹ, trạm y tế gặp rất nhiều khó khăn trong chuyên môn. Từ khi có bác sỹ Quân về công tác, trạm đã trở thành địa chỉ tin cậy của người dân, là đơn vị tiên tiến điển hình ngành y tế Hà Tĩnh giai đoạn 2015 - 2020 và là 1 trong 26 trạm điểm toàn quốc”.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 2): Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

Bác sỹ Quân (ngoài cùng bên phải) - cá nhân duy nhất của tỉnh Hà Tĩnh được tham gia giao lưu và vinh danh tại chương trình nhận quà lưu niệm của chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2022” (ảnh trái). Bác sỹ Quân (thứ 4 phải sang) nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì thành tích tiêu biểu trong học và làm theo Bác năm 2022 (ảnh phải).

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 2): Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

Gần gũi, trách nhiệm với người bệnh, say mê, tâm huyết với nghề, bác sỹ Phan Hồng Quân luôn được người dân tin yêu, mến phục. Trong 2 năm (2018 - 2019), anh đã tham gia hội thi “Y tế cơ sở giỏi” và đạt giải nhất cấp tỉnh, giải nhất toàn quốc, được Bộ Y tế tặng bằng khen; được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022.

Bác sỹ Quân trải lòng: “Ngay từ khi chọn nghề y, tôi luôn khắc ghi trong tim lời dạy của Bác Hồ: “...cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. Tôi biết mình còn phải rèn giũa y đức, học hỏi, nâng cao tay nghề nhiều hơn nữa để xứng đáng với niềm tin của người dân”.

thiết kế: huy tùng

(Còn nữa)

>> Bài 1: Mở đường ứng dụng kỹ thuật khó, tìm cơ hội sống cho người bệnh

>> Bài 2: Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

>> Bài 3: Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

>> Bài 4: Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

>> Bài cuối: Hành trình của những giọt máu cứu người

Chủ đề Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2

Đọc thêm

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Một số trang thông tin nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.
Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Với nhiều chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, Nghị quyết 221/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh thực sự là động lực thúc đẩy công tác dân số trên địa bàn Hà Tĩnh phát huy hiệu quả.
Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Thông qua triển lãm "Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác" tại Hà Tĩnh, người dân sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những giá trị di sản của Hải Thượng Lãn Ông, từ đó tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị mà Đại danh y để lại.
 Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Hơn 1.300 trường hợp bệnh nhân nghèo đã được hỗ trợ phẫu thuật tim và mắt từ chương trình của Vinamilk đồng hành cùng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. Hồ Chí Minh với tổng kinh phí hơn 8,2 tỷ đồng.
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.