Ảnh hiếm BTR-50 Việt Nam trong chiến tranh biên giới Tây Nam

Trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam có một số lượng nhỏ xe thiết giáp chở quân bánh xích BTR-50 do Liên Xô viện trợ vào đầu thập niên 1970.

BTR-50 là dòng xe thiết giáp chở quân bánh xích được sửa đổi dựa trên khung gầm xe tăng lội nước PT-76, đây cũng là dòng APC bánh xích hiếm hoi của Liên Xô vì sau đó họ chủ yếu sử dụng khung gầm xe thiết giáp bánh hơi.

Xe thiết giáp chở quân BTR-50 có trọng lượng chiến đấu 14,5 tấn; chiều dài 7,08 m; chiều rộng 3,14 m; chiều cao 2,03m.

Kiểu dáng của BTR-50 rất giống PT-76 khi được so sánh như một chiếc thuyền máy, tuy nhiên cấu trúc BTR-50 khác biệt hoàn toàn với khoang lái ở phía trước, khoang chở quân ở giữa và sau cùng là động cơ.

Giáp bảo vệ của BTR-50 tương đương PT-76 với độ dày 13 mm ở vòng cung phía trước, 10 mm ở hông và nóc xe, trong khi phần đuôi chỉ là 7 mm, như vậy vẫn đủ để chống lại vũ khí bộ binh hạng nhẹ có cỡ nòng tới 7,62 mm.

Binh sĩ sẽ phải ra vào chiếc APC này thông qua cửa nó, đây là một hạn chế lớn của những chiếc Taxi chiến trường Liên Xô thời đó, bù lại thì sức chứa của BTR-50 rất lớn, lên tới 20 lính bộ binh.

Ảnh hiếm BTR-50 Việt Nam trong chiến tranh biên giới Tây Nam

Xe thiết giáp BTR-50 của Việt Nam đổ bộ từ tàu LST lên cảng Kampong Som trong chiến tranh biên giới Tây Nam

Những hình ảnh về hoạt động của xe thiết giáp chở quân BTR-50 trong Quân đội nhân dân Việt Nam là khá ít ỏi, nổi tiếng nhất chính là tấm ảnh trên, ghi lại thời điểm đơn vị Hải quân đánh bộ của chúng ta tiến ra từ khoang tàu đổ bộ LST chiến lợi phẩm lên cảng Kampong Som của Campuchia trong chiến dịch tiêu diệt Khmer Đỏ.

Nhờ trang bị động cơ diesel tăng áp V6-6 công suất 240 mã lực và động cơ đẩy phản lực nước ở đuôi mà BTR-50 cùng với PT-76 sẽ kết hợp với nhau để trở thành biên đội tác chiến rất lợi hại khi tấn công từ đường biển.

Hỏa lực cơ bản của xe thiết giáp chở quân BTR-50 là trung liên 7,62 mm SGMB hoặc đại liên 14,5 mm KPV, mặc dù gặp nhiều trở ngại vì chiếc APC này không có tháp súng như BTR-60 nhưng nó vẫn phát huy tác dụng rất tốt trên chiến trường.

Ảnh hiếm BTR-50 Việt Nam trong chiến tranh biên giới Tây Nam

Xe thiết giáp chở quân BTR-50 của Việt Nam tại thời điểm năm 2017

Ngoài biến thể cơ bản, tại Việt Nam thì BTR-50 còn được nhìn thấy với 2 phiên bản khác là xe thông tin liên lạc BTR-50PK cùng với cấu hình lắp đặt pháo phòng không ZU-23-2 trên nóc.

Sau một thời gian sử dụng, các xe thiết giáp chở quân BTR-50 của Việt Nam được cho là đã đưa vào tình trạng niêm cất bảo quản dài hạn.

Phải đến năm 2017, trong một phóng sự về cuộc diễn tập của Lữ đoàn tăng thiết giáp 201 phát sóng trên Kênh truyền hình Quốc phòng thì sự "tái xuất" của BTR-50 mới chính thức được xác nhận.

Tuy rằng đã cũ nhưng BTR-50 được đánh giá vẫn có thể phát huy vai trò trong chiến tranh hiện đại, nhất là khi gần đây Nga đã giới thiệu một gói nâng cấp toàn diện dành cho chiếc APC bánh xích sửa đổi từ PT-76 này.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.