Bà Clinton vẫn còn cơ hội cuối cùng để vào Nhà Trắng?

Ngày bầu cử toàn quốc đã kết thúc với chiến thắng thuộc về tỷ phú Trump song những người tha thiết muốn bà Clinton làm tổng thống vẫn còn một hy vọng cuối cùng để lật ngược thế cờ.

Dù ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton giành đa số phiếu phổ thông với cách biệt 200.000 lá so với đối thủ, tỷ phú Trump mới là người chiến thắng chung cuộc khi giành quá bán số phiếu đại cử tri. Cuối ngày 10/11, Trump có 290 phiếu trong khi Clinton chỉ dành được 228, theo New York Post.

ba clinton van con co hoi cuoi cung de vao nha trang

Đối với những người vẫn tha thiết mong cựu ngoại trưởng trở thành tổng thống, cơ hội cuối cùng để họ cản đường ông Trump là một sự "đảo chiều" trong đại cử tri đoàn.

"Cử tri bất trung"

Theo Hiến pháp Mỹ, đại cử tri mới là người trực tiếp bầu tổng thống. Họ sẽ tập trung tại Thủ đô Washington DC vào ngày 19/12 để tiến hành bỏ phiếu.

Về mặt kỹ thuật, không có gì ngăn những người này bỏ phiếu theo nguyện vọng của mình và từ chối ủng hộ ứng viên mà họ cam kết bầu trước đó.

Những nhân vật như vậy trong đại cử tri đoàn thậm chí còn được gán cho tên gọi riêng - "cử tri bất trung".

Mặc dù vậy, ý tưởng về "đảo chiều" lá phiếu của các đại cử tri hiếm khi được mang ra thảo luận. Lần gần đây nhất, người Mỹ bàn về khả năng này trong cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 2000 khi ứng viên đảng Cộng hòa George Bush đánh bại đối thủ đảng Dân chủ Al Gore dù giành ít phiếu phổ thông hơn.

ba clinton van con co hoi cuoi cung de vao nha trang

Cuộc bầu cử giữa hai ứng viên Bush của đảng Cộng hòa và Al Gore của đảng Dân chủ năm 2000 còn được gọi là "cuộc đua bất tận" với những tranh cãi kéo dài dai dẳng. Ảnh: Pinterest

Trong lịch sử Mỹ, việc đại cử tri "lật lọng" là cực kỳ hiếm. Hơn 99% đại cử tri của nước này đã bỏ phiếu theo cam kết, theo một phân tích của New York Times. Tuy nhiên, không phải trường hợp này chưa từng xảy ra.

Đại cử tri "bất trung" gần đây nhất phá bỏ lời hứa vào năm 2004 là một đại diện đến từ Minnesota. Người này bỏ phiếu cho John Edward thay vì ứng viên đảng Dân chủ John Kerry như đã cam kết, song điều này không đem lại thay đổi gì khi Bush cuối cùng vẫn giành 286 phiếu đại cử tri để tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai ở Nhà Trắng.

Hy vọng cuối cùng cho Clinton

Trên lý thuyết, việc bỏ phiếu trái cam kết của đại cử tri chỉ bị cấm ở 28 bang trên toàn nước Mỹ song chưa từng có đại cử tri "lật lọng" nào thay đổi được kết quả của cuộc bầu cử.

Tuy nhiên, với sự bất mãn gay gắt về Tổng thống tân cử Trump trong phe Cộng hòa, một số đại cử tri thuộc đảng này có khả năng sẽ lật ngược tình thế vào tháng tới.

Đại cử tri Chris Suprun, một lính cứu hỏa đến từ Texas, nói với Politico hồi tháng 8 rằng ông thấy việc để Trump làm tổng thống là không thể chấp nhận và sẽ cân nhắc bỏ phiếu cho Clinton vào ngày 19/12 tại Washington DC.

Cùng thời gian đó, doanh nhân Decatur Baoky Vu thừa nhận với trang tin AJC có trụ sở tại Atlanta rằng ông không muốn bầu cho Trump nhưng bị các lãnh đạo Cộng hòa ở địa phương thuyết phục đăng kí làm đại cử tri đại diện đảng này.

ba clinton van con co hoi cuoi cung de vao nha trang

Các cuộc biểu tình phản đối Trump làm tổng thống nổ ra ở nhiều nơi trên nước Mỹ và đã bước sang ngày thứ hai. Ảnh: Getty

Nhiều người Mỹ đang kêu gọi cộng đồng ký vào những đơn thỉnh nguyện yêu cầu các đại cử tri bầu bà Clinton làm tổng thống.

Bản kiến nghị trên trang Change.org kêu gọi các đại cử tri hãy chấp nhận chịu tiền phạt để thay đổi cam kết và đã thu thập được gần 1 triệu chữ ký đến thời điểm này.

Thỉnh nguyện trên trang GoPetition thì yêu cầu đại cử tri đoàn phải hành động phù hợp với nguyện vọng của cử tri phổ thông trên toàn quốc và xét lại giá trị thực sự của đại cử tri đoàn. Trong khi đó, đơn thỉnh cầu trên trang MoveOn hướng đến những người lo ngại Trump là mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Kiến nghị này chỉ đặt mục tiêu khiêm tốn với 15.000 chữ ký.

ba clinton van con co hoi cuoi cung de vao nha trang

Bản kiến nghị kêu gọi đại cử tri bỏ phiếu cho Clinton trên trang MoveOn. Ảnh chụp màn hình từ trang web moveon.org

Clinton có thể lội ngược dòng trong cuộc bầu cử nếu có thêm hơn 20 phiếu đại cử tri nữa. Nhưng ngay cả khi điều đó xảy ra, Quốc hội mới do đảng Cộng hòa kiểm soát họp vào ngày 6/1 vẫn có thể bỏ phiếu để ngăn cản bất cứ hành vi lật lọng nào, qua đó trao chiến thắng "đầy đủ" lại cho Trump.

Các nhà lập quốc của Mỹ tạo ra đại cử tri đoàn vì họ "lo ngại nền dân chủ trực tiếp". Nhưng Alexander Hamilton, một trong những "cha đẻ của Hiến pháp Mỹ" lại cho rằng đại cử tri đoàn được lập nên để bảo đảm "vị trí tổng thống sẽ không bao giờ thuộc về người không đủ tiêu chuẩn".

Dù ngày bầu cử toàn quốc đã kết thúc, để biết được Trump có chính thức trở thành tống thống thứ 45 của Mỹ hay không, chúng ta còn phải xem đại cử tri đoàn sẽ bỏ phiếu cho ai vào "ngày phán xét" cuối cùng.

Theo Zing

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.