Biết cầu “rệu rã” vẫn buộc phải... đi qua!

(Baohatinh.vn) - Cầu Bà Nậm nằm trên tuyến đường nối xã Sơn Lễ với xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xuống cấp nghiêm trọng, nhưng ngày ngày, bà con vẫn phải chấp nhận nguy hiểm đi qua…

VIDEO: Người dân xã Sơn Lễ mong muốn cây cầu sớm được tu sửa hoặc xây mới.

Người dân địa phương cho biết, cầu Bà Nậm được xây dựng từ năm 1976, có chiều dài 6m, chiều rộng 3,5m. Cây cầu nằm trên tuyến đường chính nối xã Sơn Lễ với xã An Hòa Thịnh.

Biết cầu “rệu rã” vẫn buộc phải... đi qua!

Sau nhiều năm sử dụng và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, cầu Bà Nậm đã xuống cấp nghiêm trọng.

Cầu cũ, phương tiện lưu thông nhiều, hơn nữa còn chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai nên đến nay đã xuống cấp trầm trọng. Dầm cầu bị gãy, mố và chân cầu bị xói lở nghiêm trọng, hình thành nên những vết rạn... Nỗi lo cầu sập càng gia tăng khi đang trong mùa mưa lũ, thời tiết diễn biến bất thường.

Biết cầu “rệu rã” vẫn buộc phải... đi qua!

Mố và chân cầu bị xói lở nặng.

Mới đây nhất, do ảnh hưởng của cơn bão số 4, lượng mưa trên địa bàn khá lớn khiến chân cầu tiếp tục sụt lở, gây nguy hiểm cho người đi đường. Trước mắt, nhằm hạn chế hư hại phát sinh, chính quyền xã Sơn Lễ đã cắm biển cảnh báo ở hai đầu cầu để phương tiện trọng tải lớn không đi qua.

Biết cầu “rệu rã” vẫn buộc phải... đi qua!

Dù biết nguy hiểm, bất an nhưng người dân vẫn phải lưu thông

Có mặt ở cầu Bà Nậm, chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh mất an toàn trên cây cầu xuống cấp này. Dù biết nguy hiểm, bất an là vậy nhưng hiện nay, để phục vụ nhu cầu đi lại, hằng ngày, người dân và các em học sinh vẫn phải lưu thông trên chiếc cầu bởi không còn tuyến giao thông nào khác.

Biết cầu “rệu rã” vẫn buộc phải... đi qua!

Chính quyền xã Sơn Lễ cắm biển cảnh báo ở hai đầu cầu.

Ông Nguyễn Quang Đài - Bí thư Chi bộ - Trưởng thôn Trung Lễ chia sẻ: “Cầu Bà Nậm nằm trên tuyến chính dẫn vào thôn; nếu cây cầu bị sập, 150 hộ dân trong thôn sẽ bị cô lập. Đáng lo ngại hơn, con đường có cầu Bà Nậm đi qua tất cả các cánh đồng sản xuất của bà con trong thôn. Sắp tới, khi bà con bước vào sản xuất vụ Đông Xuân, nếu cầu yếu hoặc hư hỏng nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

Với các cháu học sinh, nếu không có cầu thì con đường đi học phải dài hơn 5 - 7km. Vì vậy, chúng tôi mong muốn các cấp chính quyền quan tâm tu sửa hoặc xây mới cầu sớm ngày nào hay ngày đó để bà con yên tâm lưu thông”.

Biết cầu “rệu rã” vẫn buộc phải... đi qua!

Nguy hiểm là vậy nhưng để phục vụ nhu cầu đi lại, hằng ngày, người dân và các em học sinh ở địa phương vẫn phải đi lại trên chiếc cầu.

Cầu Bà Nậm nằm trên tuyến đường liên xã, đã xuống cấp nhưng để xây dựng mới, cần nguồn kinh phí rất lớn, quá khả năng của địa phương. Tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu cấp huyện, cấp tỉnh, chúng tôi cũng đã đề xuất, kiến nghị tu sửa hoặc xây mới nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Cầu đã xuống cấp đến mức báo động, mong rằng, tỉnh, huyện quan tâm đầu tư xây dựng sớm.

Ông Lê Đình Khôi
Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Lễ

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.