Báo động: Nhiều trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, thừa cân béo phì lại gia tăng nhanh

Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn ở mức cao, chiếm tới 24,6%; tỷ lệ thừa cân - béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh, nhất là ở khu vực thành, thị…

bao dong nhieu tre suy dinh duong thap coi thua can beo phi lai gia tang nhanh

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới.

Chỉ thị nêu rõ, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm đáng kể, bữa ăn của người dân được bảo đảm hơn về số lượng và chất lượng. Việt Nam đã thực hiện thành công Mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở trẻ em sớm hơn dự định.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn ở mức cao, chiếm tới 24,6%; tỷ lệ thừa cân - béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh, nhất là ở khu vực thành thị; tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng chưa được cải thiện; chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, ăn mặn, ăn ít rau và trái cây, thiếu vận động thể lực làm gia tăng nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm.

Tầm vóc của người Việt Nam chậm cải thiện và thấp hơn so với trung bình của nhiều nước trong khu vực. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em, học sinh, cho người lao động, người bệnh và người cao tuổi chưa được quan tâm đầy đủ.

Kết quả thực hiện Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 còn nhiều hạn chế, mới tập trung chủ yếu vào phòng, chống suy dinh dưỡng, nhiều chỉ tiêu quan trọng khác chưa đạt.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người dân của nhiều cấp ủy đảng, chính quyền và đa số nhân dân còn chưa đầy đủ; nhiều bộ, ngành và địa phương chưa thật sự quan tâm đầu tư cho công tác dinh dưỡng; công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện các mục tiêu về dinh dưỡng chưa đạt hiệu quả cao.

Để thực hiện được các chỉ tiêu về dinh dưỡng của Nghị quyết số 20-NQ/TW, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, chỉ thị yêu cầu Bộ Y tế chủ trì triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về dinh dưỡng theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, trong đó tập trung xây dựng các khuyến nghị, phổ biến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp cho từng nhóm tuổi, nhóm đối tượng đặc thù, sử dụng nguồn thực phẩm tại địa phương và phù hợp với khẩu vị theo vùng, miền; tập trung giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì, dinh dưỡng để dự phòng và điều trị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, các bệnh không lây nhiễm khác và dinh dưỡng cho người cao tuổi. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về dinh dưỡng trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Bộ Y tế chủ trì tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020; xây dựng Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng cho giai đoạn tiếp theo và các chương trình, kế hoạch, đề án liên quan nhằm giải quyết được các vấn đề dinh dưỡng trong tình hình mới và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã cam kết; chủ trì, tổ chức thực hiện các cam kết của Việt Nam theo Tuyên bố chung của Lãnh đạo các quốc gia ASEAN ngày 13/11/2017 về chấm dứt các thể suy dinh dưỡng…

Theo D.Hải/SK&ĐS

Đọc thêm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Theo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.