Tạp chí Diplomat ngày 14/6 đã đăng tải bài viết của chuyên gia Prashanth Parameswaran về tàu cứu hộ ngầm do Việt Nam tự đóng.
Chuyên gia Parameswaran cho biết, cùng với một số quốc gia trong khu vực, Hải quân Việt Nam đã tích cực đầu tư xây dựng năng lực tác chiến ngầm trong những năm qua và tàu ngầm do Nga đóng là ưu tiên mua sắm.
Theo tác giả này, hồi năm 2017, Hải quân Việt Nam đã biên chế 2 chiếc cuối cùng trong tổng số 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo 636 đặt mua từ Nga theo thỏa thuận năm 2009 có trị giá trên 2 tỷ USD.
Đồ họa tàu cứu hộ ngầm Việt Nam tự đóng
Cùng với mua sắm, Việt Nam cũng tìm cách tự đóng tàu không chỉ nhằm phục vụ các chiến dịch cứu hộ, mà còn cả các hoạt động nghiên cứu và khảo sát đại dương.
Đặc biệt là hôm 24/5, tại Hải Phòng, Việt Nam đã tổ chức lễ đặt ky tàu cứu hộ tàu ngầm đầu tiên. Con tàu này (phân loại là tàu cứu hộ và nghiên cứu tàu ngầm đa nhiệm — MSSARS), tàu được định danh là MSSARS 9316. Công tác đóng con tàu do Nhà máy Z189 thực hiện.
Chuyên gia Parameswaran cho rằng, Z189 là đơn vị đã có kinh nghiệm hợp tác, đóng mới nhiều loại tàu hải quân hiện đại theo đơn đặt hàng của nhiều quốc gia khác trước đây. Sẽ cần chờ đợi một thời gian nữa trước khi con tàu sẵn sàng hoạt động và khi ấy mới có thể đánh giá xem Việt Nam sử dụng nó như thế nào.
Trong tương lai, nhiệm vụ của MSSARS 9316 có thể không chỉ dừng lại trong các chiến dịch cứu hộ tàu ngầm, mà còn trong các hoạt động khảo sát, nghiên cứu đại dương, đo vẽ bản đồ đáy biển, chuyên gia Parameswaran cho biết.
Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, tàu MSSARS 9316 sở hữu những thông số cực ấn tượng. Cụ thể, con tàu có chiều dài 93 m; chiều rộng 16 m; chiều cao mạn 5,85 m; thủy thủ đoàn 113 người; lượng giãn nước đầy tải 3.950 tấn. Dự kiến thời gian thi công đóng mới sẽ kéo dài trong vòng 27 tháng.
Tàu còn được tích hợp hệ thống động lực mạnh mẽ và nhiều thiết bị khác giúp đảm bảo hoạt động trong điều kiện đến cấp gió cấp 9 và cấp sóng 12 để tàu có thể thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn ngầm.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm - Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh yêu cầu Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Thực hiện chủ trương xây dựng cơ quan quân sự địa phương theo mô hình chính quyền 2 cấp, các ban chỉ huy phòng thủ khu vực (PTKV) ở Hà Tĩnh đã đi vào hoạt động nền nếp, hiệu quả.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong đấu tranh phòng chống tội phạm, Đảng, Nhà nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì cho Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh.
Cùng với tập trung giải quyết hồ sơ, các bộ phận một cửa của ngành Công an Hà Tĩnh cũng làm rõ những băn khoăn của công dân về giấy tờ tuỳ thân khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, 5 ban chỉ huy bộ đội biên phòng 5 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và thành phố Huế chính thức trực thuộc bộ chỉ huy quân sự các tỉnh.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường chuyển đổi số, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng trong bối cảnh mới.
Việc lựa chọn nhân sự công an cấp xã sau sáp nhập tại Hà Tĩnh tuân thủ nguyên tắc dân chủ, khách quan; đảm bảo phẩm chất, trình độ, năng lực để xứng đáng "chọn mặt gửi vàng".
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh luôn chăm lo rèn luyện, giáo dục cả về chính trị, quân sự, nghiệp vụ, đạo đức để xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ biên giới ngày càng vững mạnh.
Không ngừng phát huy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và nhân văn trên mọi lĩnh vực, Ban Phụ nữ Công an tỉnh Hà Tĩnh trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2020 - 2025.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm tin tưởng, với cấp bậc hàm mới, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thao cùng đơn vị sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và ngành giao phó, xây dựng lực lượng Công an Hà Tĩnh ngày càng tinh nhuệ, chính quy, hiện đại.
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tri ân và trao thưởng 27 tập thể, cá nhân có đóng góp trong công tác tuyên truyền.
Những người lính ở Đồn Biên phòng Bản Giàng (BĐBP Hà Tĩnh) đang ngày đêm bảo vệ vững chắc tuyến biên giới Hương Khê, góp phần ổn định vùng phên dậu dưới chân núi Giăng Màn.
Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên truyền có hiệu quả các mặt công tác về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa phương.
Binh nhất Trần Quốc Bảo, chiến sĩ hỏa lực thuộc Trung đoàn 841, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh là tấm gương sáng về lối sống thực hành tiết kiệm trong chi tiêu, dành phụ cấp gửi về phụ giúp gia đình và hỗ trợ em trai học đại học.
Đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị đưa lực lượng quân đội chính quy về ban chỉ huy quân sự cấp xã để làm chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng. Đại tướng Phan Văn Giang đã lý giải rõ hơn về việc này.
Khắc ghi lời Bác dạy, Đại úy Lê Văn Công (phòng Cảnh sát Hình sự, Công an Hà Tĩnh) luôn tiên phong trong các chuyên án đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ bình yên cho Nhân dân.
Trưa ngày 6/6, Đoàn tàu chở cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân khu 5, Bộ Quốc Phòng, tham gia làm nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (nhiệm vụ A80) đã tới ga Hà Nội.
Tham gia lễ diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cá nhân cũng là trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ LLVT Hà Tĩnh đối với đất nước.
Liên quan Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Chính phủ đề xuất bỏ một số chức danh Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện...
Qua đợt cao điểm này, các thông tin kết hôn, ly hôn, tình trạng độc thân sẽ được cập nhật chính xác, kịp thời và đồng bộ trên hệ thống thông tin quốc gia.
Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (D19) thuộc BĐBP Hà Tĩnh là đơn vị huấn luyện uy tín, “nôi” đào tạo, bồi dưỡng lính quân hàm xanh để phục vụ sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới.