Trong một thông báo mới nhất vào ngày 16/2, hơn 1.160 người bị tình nghi có liên hệ với Boko Haram đã bị bắt giữ tại Cameroon và Niger.
Đại tá Joseph Nouma, chỉ huy chiến dịch truy quét Boko Haram tại Cameroon, cho biết 1.000 người bị nghi có liên quan tới Boko Haram đã bị bắt giữ tại thị trấn Maroua ở miền Bắc nước này.
Một đồn cảnh sát ở thành phố Gombe đông bắc Nigeria bị phiến quân Boko Haram đốt ngày 14/2. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn lực lượng cảnh sát quốc gia Niger Adily Toro cũng cho biết hơn 160 người tình nghi ủng hộ Boko Haram cũng đã bị bắt giữ tại khu vực giáp giới với Nigeria. Hiện những người này đang bị thẩm vấn và đối mặt với cáo buộc khủng bố, âm mưu liên kết với Boko Haram.
Cùng ngày 16/2, lãnh đạo các nước Trung Phi đã nhóm họp tại thủ đô Yaounde của Cameroon để thảo luận chiến lược chung nhằm tiêu diệt nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram, lực lượng có căn cứ tại Nigeria và đang mở rộng phạm vi tấn công sang các nước láng giềng của nước này.
Hội nghị diễn ra dưới sự bảo trợ của Cộng đồng Kinh tế các nước Trung Phi (ECCAS). Phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Cameroon Paul Biya nhấn mạnh các nước Trung Phi cần phải "xoá sổ" phiến quân Boko Haram nhưng đây không phải là chiến dịch chống Hồi giáo.
Theo tuyên bố kết thúc hội nghị, các nước tham dự đã cam kết hỗ trợ tích cực các nước thành viên ECCAS trong cuộc chiến chống Boko Haram về cả quân sự, tài chính, hậu cần và cứu trợ nhân đạo.
Boko Haram theo tiếng địa phương có nghĩa là "cấm hình thức giáo dục kiểu phương Tây". Khi mới được thành lập năm 2002, Boko Haram chỉ là một phong trào Hồi giáo hòa bình, nhưng trong 6 năm gần đây, tổ chức này đã biến thành lực lượng phiến quân và chiếm giữ một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm hàng chục thị trấn ở ba bang miền Đông Bắc Nigeria nhằm thành lập một nhà nước cứng rắn tại khu vực này.
Hiện nay, Boko Haram đã mở hai mặt trận mới sang các nước láng giềng của Nigeria là Niger (từ ngày 6/2) và Chad (từ ngày 13/2). Nhóm này cũng gia tăng mạnh số lượng và tần suất các cuộc tấn công ở miền Bắc Cameroon. Mối đe dọa ngày càng tăng từ Boko Haram tới an ninh khu vực đã buộc ba nước láng giềng của Nigeria phải huy động quân đội vào cuộc.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Cameroon, Đại tá Didier Badjeck, cho biết 5 binh sĩ đã thiệt mạng và 86 tay súng Boko Haram bị tiêu diệt trong các cuộc đụng độ ngày 16/2 ở miền Bắc. Các binh sĩ trên thuộc Tiểu đoàn Can thiệp nhanh (BIR), một đơn vị tinh nhuệ hoạt động tại tuyến đầu trong cuộc chiến chống Boko Haram ở Cameroon.
Ngày 20/2, Thái Lan đã cho 50 người Trung Quốc xuất cảnh về nước sau khi tiếp nhận số người này từ Myanmar. Đây là nhóm người Trung Quốc đầu tiên trong tổng số dự kiến 600 người sẽ về Trung Quốc trong thời gian sắp tới.
Ba năm sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, cuộc chiến vẫn chưa có hồi kết. Từ những trận đánh khốc liệt đến những nỗ lực hòa giải chưa mang lại kết quả, cả hai bên đều chịu tổn thất nặng nề.
Khám xét nhà đối tượng, cảnh sát đã phát hiện nhiều cuốn sách Hồi giáo và bản phác thảo các vụ tấn công nhằm vào một nhà ga và các nhân viên cảnh sát bằng dao.
Ngày 18/2, quan chức của Mạng lưới Quốc gia Bảo vệ Nhân quyền Marie Rosy Auguste Ducena xác nhận ít nhất 20 người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công vũ trang tại khu vực gần Đại sứ quán Mỹ ở Haiti.
Lực lượng chức năng Lào đã triệt phá 9 băng nhóm chuyên thực hiện lừa đảo thông qua mạng viễn thông, bắt giữ 1.460 nghi phạm tại Đặc khu kinh tế Tam giác Vàng trong năm 2024.
Viện trưởng Viện Công tố Brazil cho hay cựu Tổng thống Jair Bolsonaro đã biết và đồng ý với kế hoạch đầu độc người kế nhiệm, một phần trong âm mưu đảo chính để duy trì quyền lực.
Theo hồ sơ của Nhà Trắng, ông chủ Tesla Elon Musk là nhân viên chính phủ đặc biệt nhưng không phải là chính thức và là "cố vấn cấp cao cho tổng thống."
Nhà Trắng vừa làm rõ vai trò của Elon Musk trong chính quyền ông Trump, theo đó tỉ phú này chỉ là cố vấn cấp cao cho Tổng thống Trump, không phải người lãnh đạo Ban Hiệu suất chính phủ (DOGE).
Tám đối tượng đột nhập bất hợp pháp lên giàn khoan Zaap Delta-D, một phần của khu tổ hợp Ku Maloob Zaap - một trong những mỏ dầu chính của Mexico trên Vịnh Mexico.
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Mulawarman ở Samarinda và Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Indonesia (YKAN) thông báo đã phát hiện một loại cây bản địa có tiềm năng đáng kể trong việc điều trị ung thư và tiểu đường.
USAID cảnh báo trong vòng 5 năm tới, số ca tử vong do AIDS có thể tăng gấp 10 lần, lên đến 6,3 triệu người; số ca nhiễm HIV mới có thể tăng lên 8,7 triệu, do Mỹ đình chỉ viện trợ nước ngoài.
Indonesia dự kiến sẽ ra mắt Danantara - công ty đầu tư siêu cấp do nhà nước sở hữu, tương đương với Temasek của Singapore - vào ngày 24/2 tới sau nhiều lần trì hoãn.
Mỹ đang trải qua mùa cúm được các chuyên gia đánh giá là bất thường, tỷ lệ nhập viện vượt Covid-19 thời đại dịch, nhiều cơ sở y tế quá tải và nhiều bệnh nhân nặng.
Nhắc lại một sự việc đau lòng cách đây gần 2 tuần, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper khuyến cáo người Việt không tin vào những lời hứa hẹn của bọn buôn người để vượt biên và vỡ mộng.
Người phát ngôn EPA Molly Vaseliou tuyên bố: "EPA đã sa thải 388 nhân viên thử việc sau khi rà soát kỹ lưỡng các chức năng của cơ quan theo sắc lệnh của Tổng thống Trump."
WHO kêu gọi các nước châu Âu dán nhãn cảnh báo ung thư rõ ràng và nổi bật trên đồ uống có cồn, tương tự như nhãn cảnh báo trên thuốc lá nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ ung thư do rượu gây ra.
Saudi Arabia hoan nghênh cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời bày tỏ sẵn sàng đăng cai cuộc gặp thượng đỉnh của Mỹ - Nga tại nước này.
Mỹ đưa 119 người di cư với nhiều quốc tịch như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ đến Panama, theo thỏa thuận để đất nước Trung Mỹ làm điểm dừng chân cho người bị trục xuất.
Ngày 11/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt một nền tảng mới cung cấp thuốc điều trị ung thư miễn phí cho hàng nghìn trẻ em sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.