WHO kêu gọi dán nhãn cảnh báo ung thư trên đồ uống có cồn như trên thuốc lá

WHO kêu gọi các nước châu Âu dán nhãn cảnh báo ung thư rõ ràng và nổi bật trên đồ uống có cồn, tương tự như nhãn cảnh báo trên thuốc lá nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ ung thư do rượu gây ra.

do-uong-co-con.jpg
Nhân viên pha chế đang chuẩn bị đồ uống tại quầy bar Cobra ở Prague, Cộng hòa Séc. (Ảnh: Reuters)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi châu Âu áp dụng dán nhãn rõ ràng và nổi bật lên đồ uống có cồn để cảnh báo người dùng những nguy cơ đối với sức khỏe khi sử dụng những sản phẩm này, tương tự như nhãn cảnh báo trên thuốc lá.

WHO đưa ra lời kêu gọi trên vào ngày 14/2 khi công bố những phát hiện mới về tình trạng thiếu nhận thức nghiêm trọng tại Lục địa già về mối liên quan giữa tiêu thụ rượu và nguy cơ ung thư.

Trong một thông báo, văn phòng khu vực của WHO ở châu Âu cho biết mỗi năm có 800.000 ca tử vong do uống rượu tại châu Âu, song chỉ một bộ phận nhỏ dân số nhận thức được nguy cơ này.

Khảo sát của WHO cũng cho thấy chỉ 15% số người được hỏi biết rằng rượu có thể gây ung thư vú, trong khi 39% nhận thức được mối liên quan giữa rượu và ung thư ruột kết.

Thông báo nhấn mạnh mặc dù ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến rượu tại Liên minh châu Âu (EU) nhưng nhận thức của công chúng về vấn đề này vẫn ở mức rất thấp.

Lâu nay, WHO đã cảnh báo nguy cơ ung thư do tiêu thụ rượu và ủng hộ việc dán nhãn rõ ràng lên sản phẩm để cảnh báo người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên WHO đưa ra lời kêu gọi cụ thể về việc chính phủ ban hành quy định bắt buộc. WHO cho rằng nếu chỉ dựa vào các biện pháp tự điều chỉnh của ngành công nghiệp rượu, thì khả năng các nhà sản xuất sẽ đưa cảnh báo ở vị trí khó nhìn thấy hoặc sử dụng thông điệp mơ hồ, thậm chí chỉ cung cấp mã QR mà người tiêu dùng có thể bỏ qua.

Vì vậy, WHO khuyến nghị đồ uống có cồn cần được dán nhãn cụ thể và nổi bật để người tiêu dùng dễ dàng nhận ra và nắm bắt được những cảnh báo đối với sức khỏe khi uống.

WHO cũng khuyến nghị việc dán nhãn cần được kết hợp và bổ sung bằng những hình ảnh minh họa cụ thể liên quan đến sức khỏe để đảm bảo thông tin dễ tiếp cận, giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định có lợi cho sức khỏe.

Hiện nay, trong số 27 quốc gia EU, chỉ có 3 nước áp dụng dán nhãn cảnh báo về rượu và ung thư. Châu Âu là khu vực có mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người cao nhất thế giới./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Bỉ ứng phó với 'đại dịch cúm tồi tệ nhất' kể từ thời kỳ COVID-19

Bỉ ứng phó với 'đại dịch cúm tồi tệ nhất' kể từ thời kỳ COVID-19

Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Số lượt khám vì các triệu chứng giống cúm trong tuần này đã tăng gấp đôi so với đỉnh điểm của mùa cúm trước. Các chuyên gia y tế gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19".
Đạo luật AI của EU chính thức có hiệu lực

Đạo luật AI của EU chính thức có hiệu lực

Các quy tắc đầu tiên được áp dụng bao gồm định nghĩa về hệ thống AI, nâng cao nhận thức về AI và một số trường hợp sử dụng AI bị cấm do tiềm ẩn rủi ro không thể chấp nhận được trong EU.
Mỹ hoãn áp thuế Mexico, Canada

Mỹ hoãn áp thuế Mexico, Canada

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế nhập khẩu với Mexico và Canada, sau khi đạt thỏa thuận siết hoạt động buôn lậu và nhập cư với hai nước này.