Biểu tình tiếp diễn, Tunisia bắt giữ gần 800 đối tượng quá khích

Ngày 12/1, hàng trăm người dân Tunisia đã xuống đường phố ở thủ đô Tunis và thành phố ven biển Sfax, cách đó khoảng 200km về phía Nam, biểu tình phản đối chính phủ.

bieu tinh tiep dien tunisia bat giu gan 800 doi tuong qua khich

Lực lượng an ninh tuần tra tại Tunis, Tunisia ngày 11/1. (Nguồn: THX/TTXVN)

Một số vụ đụng độ đã xảy ra giữa người biểu tình quá khích và lực lượng an ninh. Tại thị trấn Siliana ở miền Bắc Tunisia, nhiều thanh niên quá khích đã ném đá vào cảnh sát, buộc lực lượng này phải phun hơi cay giải tán đám đông.

Theo người phát ngôn Bộ Nội vụ Tunisia - ông Khalifa Chibani, từ đêm 8/1 đến nay, lực lượng thực thi pháp luật nước này đã bắt giữ thêm 151 phần tử quá khích, nâng tổng số người biểu tình quá khích bị bắt giữ lên 778 người.

Tuy nhiên, ông Chibani khẳng định các cuộc biểu tình vẫn trong tầm kiểm soát, các vụ đụng độ không quá nghiêm trọng và không có dấu hiệu bạo loạn.

Các cuộc biểu tình bùng phát tại Tunisia từ đầu tuần này, sau khi nhiều tầng lớp trong xã hội lên tiếng phản đối các biện pháp kinh tế khắc khổ của chính phủ, trong đó có tăng giá lương thực, tăng thuế và những khoản đóng góp xã hội có hiệu lực từ đầu năm 2018 khi thực thi ngân sách mới. Thủ tướng Tunisia Youssef Chahed cáo buộc phe đối lập kích động biểu tình.

Trên thực tế, trong những năm gần đây, cứ vào đầu năm người dân ở Tunisia lại tiến hành biểu tình. Các cuộc biểu tình năm nay cũng đánh dấu 7 năm làn sóng nổi dậy tại Tunisia từ tháng 12/2010 đến tháng 1/2011 dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Zine El-Abidine Ben Ali vào ngày 14/1/2011. Đây được xem là khởi nguồn làn sóng nổi dậy được gọi là "Mùa Xuân Arab" ở khu vực Bắc Phi-Trung Đông năm 2011.

Liên hợp quốc đã bày tỏ quan ngại về tình hình bất ổn hiện nay ở Tunisia, đồng thời kêu gọi giới chức nước này sớm ổn định tình hình. Chính phủ nhiều nước châu Âu đã cảnh báo công dân không nên du lịch tới Tunisia vào thời điểm này./.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.