Mỹ cam kết "1 Trung Quốc" có khiến Trung-Mỹ hết căng thẳng, đối đầu?

Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử và thậm chí sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc và còn đặt dấu hỏi lớn về chính sách lâu dài "Một Trung Quốc” của Washington.

Song vào tối ngày 9/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái khẳng định chính sách "Một Trung Quốc” trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

my cam ket 1 trung quoc co khien trung my het cang thang doi dau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Câu hỏi được đặt ra điều gì đã khiến vị tân Tổng thống Mỹ thay đổi lập trường của mình nhanh đến vậy?

Trong bài trả lời phỏng vấn Hãng Phát thanh và Truyền hình Đức (Deutsche Welle), ông Jan Gaspers, trưởng ban Chính sách Âu - Trung (ECPU) thuộc Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (Merics), nhận định mối quan hệ Mỹ - Trung vẫn phức tạp cho dù chính quyền của ông Trump hiện nay muốn "chìa nhành ô liu" cho Bắc Kinh.

Theo ông Gaspers, chính sách "Một Trung Quốc” không phải là một quân bài trong việc tái thiết toàn diện quan hệ Mỹ - Trung Quốc. Trái lại, mục tiêu tuyên bố của ông Trump về tái cơ cấu quan hệ song phương này chỉ có thể diễn ra với điều kiện chính sách "Một Trung Quốc” không bị động chạm đến.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jame Mattis đã khẳng định lập trường rõ ràng của mình về vấn đề này. Ông Tillerson đã khuyên ông Trump trước khi điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng chính sách "Một Trung Quốc” quan trọng đối với Washington. Hơn nữa, việc theo đuổi chính sách này có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành lại quan hệ ở các khu vực khác.

Ông Gasper cho rằng thật khó có thể dự đoán liệu ông Trump có thực sự tuân thủ chính sách "Một Trung Quốc” hay không bởi ông Trump là người vô cùng khó đoán.

Song với ý nghĩa quan trọng nền tảng về chính sách "Một Trung Quốc” trong quan hệ Mỹ - Trung, chuyên gia Gasper cho rằng chính quyền mới của Mỹ sẽ không xa rời chính sách này.

Sau khi thay đổi luận điểm về vấn đề Đài Loan, theo ông Gaspers, Mỹ sẽ tăng sức ép với Bắc Kinh về vấn đề thương mại và kinh tế.

Trả lời câu hỏi vì sao ông Trump phải đợi lâu đến vậy để tiến hành cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Gaspers cho hay ông Trump cùng với nội các của mình đã muốn gửi một tín hiệu bởi hành động không vội vã này. Tuy nhiên, điều không phải ngẫu nhiên khi cuộc điện đàm này diễn ra khá ngắn ngủi trước khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến thăm Mỹ. Với cuộc điện đàm này, ông Trump đã gửi một tín hiệu tích cực đến Bắc Kinh vào đúng thời điểm.

Ngoài ra, chính phủ mới của Mỹ cần phải đưa mọi việc vào khuôn khổ. Dường như, trong nội các của ông Trump cũng có những quan điểm khác nhau về đối sách với Trung Quốc, không chỉ về chính sách Một Trung Quốc, hay về các cuộc tranh chấp thương mại mà còn về vấn đề Biển Đông.

Theo VOV

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.