Mỹ tập kịch bản nguy hiểm: Tấn công hạt nhân vào Nga

Chủ đề tấn công hạt nhân của Nga luôn gây cho Mỹ cảm giác lo sợ.

Mỹ tập kịch bản nguy hiểm: Tấn công hạt nhân vào Nga

Xin giới thiệu bài của Ilya Polonsky trên báo Nga “Bình luận quân sự”

Khả năng một cuộc tấn công hạt nhân của Nga vào các căn cứ của Mỹ ở châu Âu là rất đáng sợ đối với cả các đồng minh châu Âu của Mỹ và cho chính cả Washington.

Mới đây, Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tập trận để kiểm tra phản ứng trong trường hợp xảy ra vụ tấn công hạt nhân.

Đại diện Lầu Năm Góc có thông báo về một cuộc tập trận quân sự nhỏ được tiến hành tại một bãi tập ở Nebraska.

Theo kịch bản của cuộc tập trận, Nga tấn công bằng các tên lửa tầm ngắn vào các cơ sở quân sự của Liên minh Bắc Đại Tây Dương ở châu Âu.

Quyết định về các hành động trả đũa trong tình huống như vậy được đưa ra bởi tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. Theo kế hoạch của cuộc tập trận, phản ứng đáp trả sẽ là một cuộc tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Nga.

Đối với Hoa Kỳ và các đồng minh NATO tại châu Âu, chủ đề tấn công hạt nhân của Nga luôn gây cho họ cảm giác lo sợ. Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, người ta được biết rằng tên lửa hạt nhân tầm ngắn đã được triển khai trên tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ.

Hơn nữa, Lầu năm góc không hề che giấu sự thật rằng điều này được thực hiện là để ngăn chặn Nga, mặc dù Nga chưa bao giờ lên kế hoạch tấn công các nước châu Âu hoặc tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân chống lại họ.

Hoa Kỳ tạm thời chưa có kế hoạch triển khai thêm vũ khí hạt nhân có công suất thấp ở châu Âu. Nhưng để đáp trả việc chấm dứt Hiệp ước INF, họ dự định triển khai tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình ở một số nước châu Âu.

Đương nhiên, sự cần thiết phải có một giải pháp như vậy được giải thích bởi mối quan tâm đối với an ninh của các đồng minh châu Âu của Hoa Kỳ.

Đồng thời, có thể giả định rằng Hoa Kỳ sẽ tăng số lượng vũ khí, trang thiết bị quân sự và binh sỹ tại biên giới phía đông của khối NATO, nghĩa là ở Romania, Ba Lan và các nước Baltic. Chính 5 quốc gia này hiện là cơ sở sườn phía đông của Liên minh Bắc Đại Tây Dương.

Điều thú vị là, không giống như các quốc gia Tây Âu, giới tinh hoa chính trị ở Đông Âu và nhiều công dân bình thường lại hoan nghênh việc triển khai tên lửa của Mỹ.

Ví dụ như, ở Ba Lan, Chính sách bài Nga đã đạt đến mức mà cả chính phủ nước này cũng như phần lớn dân chúng không muốn nghe đến tất cả các rủi ro liên quan đến việc triển khai tên lửa của Mỹ.

Việc đất nước của họ có thể bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong trường hợp bị tấn công trả đũa là điều những người theo chủ nghĩa sô vanh chống Nga ít quan tâm tới.

Điều quan trọng hơn nhiều đối với họ là có vũ khí rầm rộ, là trò chơi chiến tranh và một lần nữa chứng minh cho thế giới thấy “niềm tự hào Ba Lan”.

Các nước Baltic cũng tuân theo mô hình hành vi tương tự, liên tục yêu cầu Hoa Kỳ và NATO tăng cường sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ của họ.

Quan điểm của các chính trị gia ở Đức, Pháp, Ý thì có cân nhắc và khôn khéo hơn.

Ví dụ, nhiều chính trị gia Đức không che giấu sự thật rằng họ muốn Mỹ rút quân ra khỏi lãnh thổ của Đức. Và họ liên hệ những rủi ro của các cuộc tấn công tên lửa Nga với sự hiện diện của các căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ của đất nước họ.

Hiện tại, vũ khí hạt nhân của Mỹ đã được triển khai tại các căn cứ ở Bỉ, Đức, Hà Lan, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng gần đây, Ankara đã không còn được giới lãnh đạo Mỹ coi là đồng minh đáng tin cậy.

Do đó, vũ khí hạt nhân đang dần được rút khỏi căn cứ quân sự Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ, và rất có thể sẽ được chuyển đến căn cứ quân sự Devesela ở Romania, tuy nhiên chưa có ai tuyên bố điều này.

Cần phải hiểu rằng ngay cả khi Lầu Năm Góc tuyên bố rằng họ sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân mới ở châu Âu, thì cũng không nên tin vào những tuyên bố như vậy.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ có thể làm ra vẻ như không có gì xảy ra, rồi bí mật di chuyển tên lửa có đầu đạn hạt nhân đến các căn cứ quân sự của họ.

Mặc dù kịch bản như vậy có thể không xảy ra đối với các nước như Đức hay Hà Lan, bởi vì ở những nước này người ta sợ dư luận, sợ những chính trị gia có khuynh hướng phản đối ngay cả đối với các cơ sở quân sự hiện tại của Hoa Kỳ.

Còn ở Đông Âu, về vấn đề này, mọi thứ đơn giản hơn nhiều - vì chính quyền thì không phản đối, còn đối với dư luận xã hội thì đã có sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông tuyên truyền chống Nga triệt để đã được chuẩn bị từ lâu nay.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.