Bộ ba vũ khí của Nga không có đối thủ ngang sức

Bộ ba hệ thống vũ khí này đang bảo vệ biên giới của Nga và là nỗi sợ của những kẻ khủng bố ở Trung Đông.

Đến thời điểm hiện tại, Nga và Mỹ vẫn là những nước có công nghệ hàng đầu trên thị trường vũ khí toàn cầu. Mỗi nước đều có những con át chủ bài riêng tùy vào khả năng của mình. Những vũ khí mới của Nga thời gian gần đây là cực kỳ ấn tượng và dưới đây là 3 trong số đó:

Tên lửa hạt nhân mới - Avangard

Cuối năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trực tiếp giám sát các vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa mới - Avangard. Tên lửa này sẽ đi vào phục vụ trong lực lượng tên lửa của Nga trong năm 2019.

Bộ ba vũ khí của Nga không có đối thủ ngang sức

Hình ảnh đồ họa tên lửa Avangard được phát trên kênh RT của Nga. Ảnh: RT

Avangard đánh dấu bước tiến đáng kể trong khoa học tên lửa của Nga. Không giống như những phiên bản trước đó hay các loại tương tự của nước ngoài, Avangard có thể đạt tới tầm cao vượt trội với tốc độ siêu thanh và xuyên thủng mọi chiếc ô phòng thủ tên lửa. Ở thời điểm hiện tại, chưa có tên lửa nào trên thế giới có những khả năng tương tự.

Tên lửa này có sức mạnh gấp 130 lần vụ nổ tàn phá Hiroshima (Nhật Bản) và có thể di chuyển về phía mục tiêu với tốc độ 24.000 km/h.

“Với tên lửa mới này, Nga có thể đảm bảo an toàn cho lãnh thổ của mình trong hàng chục năm tới”, Dmitry Safonov, nhà phân tích quân sự từng làm việc cho báo Izvestia nói.

Avangard là một phần trong bộ ba hạt nhân của Nga, nhằm răn đe bất cứ kẻ gây hấn tiềm tàng nào tấn công nước Nga.

Hệ thống phòng không S-400 Triumph

Một vũ khí khác được đánh giá “vượt trội toàn cầu” là hệ thống phòng không S-400 Triumph. NATO gọi là Growler.

S-400 Triumph có thể phát hiện mục tiêu trên không từ khoảng cách lên tới 600km và bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách 400km. S-400 có thể phát hiện và bắn hạ cả tên lửa hành trình cũng như tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Bộ ba vũ khí của Nga không có đối thủ ngang sức

Hệ thống S-400 Triumph. Ảnh: TASS

Sự khác biệt chủ chốt so với đối thủ chính MIM-104 Patriot của Mỹ chính là khả năng có thể phát hiện và bắn hạ mục tiêu từ tất cả các hướng. Hệ thống của Mỹ chỉ có thể “quét” bầu trời trong khoảng 180 độ.

Hơn nữa, bệ phóng Patriot cũng phải mất tới 30 phút để triển khai. Trong khoảng thời gian đó, các tên lửa có thể đã đánh trúng các mục tiêu.

Patriot chỉ có tầm bắn 180km, chưa bằng một nửa so với 400km của S-400 Triumph. Yếu tố này cũng đóng vai trò rất quan trọng không chỉ trong việc chống tên lửa mà còn cả bắn hạ máy bay chiến đấu và máy bay ném bom. Các loại máy bay ném bom sẽ không có cơ hội hoạt động trong tầm bắn 400km của S-400.

Những đặc tính nổi bật của S-400 được cho là yếu tố khiến Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, lựa chọn hệ thống của Nga, bất chấp lời đe dọa bị trừng phạt kinh tế từ phía Mỹ.

Xe tăng T-14 Armata thế hệ mới

Được phát triển trên nền tảng Armata, xe tăng T-14 đánh dấu mốc quan trọng trong việc phát triển công nghệ bọc giáp hạng nặng của thế kỷ 21.

Bộ ba vũ khí của Nga không có đối thủ ngang sức

Xe tăng T-14 Armata. Ảnh: RBTH

T-14 là xe tăng thế hệ thứ 3 đầu tiên, được trang bị súng nòng trơn 2A82 125mm (có thể trang bị súng 2A83 152mm) điều khiến từ xa kỹ thuật số hoàn toàn. T-14 Armata là xe tăng duy nhất trên thế giới không cần người điều khiển tháp pháo và tổ lái sẽ ở trong khoang riêng với lớp giáp siêu mạnh, từ đó có thể điều khiển hoàn toàn xe tăng và các hệ thống của nó. Giải pháp công nghệ này giúp tăng khả năng sống sót của tổ lái ngay cả khi tháp pháo bị tấn công trực tiếp hay xe tăng bị bắt lửa. Lớp giáp của T-14 Armata có thể chống đỡ được cả đạn chống tăng và tên lửa.

Về lớp giáp, T-14 Armata có hệ thống bảo vệ chủ động Afganit, có cả khả năng phá hủy mục tiêu cũng như vô hiệu hóa mục tiêu. Nếu vật thể phóng về phía xe tăng có thể “trốn” được radar và laser, khi đó lớp lá chắn động lực Malakhit sẽ kích hoạt và đánh chặn tên lửa.

“Đối thủ gần nhất với Armata là xe tăng Abrams của Mỹ. Abrams có lớp bảo vệ khá tốt, nhưng không có khoang bọc thép cho tổ lái. Đó là lý do trong trường hợp bị trúng đạn chống tăng trực tiếp, cơ hội sống sót của tổ điều khiển mong manh hơn nhiều so với T-14”, Safonov nói.

Một sự khác biệt đáng kể khác giữa 2 loại xe tăng này là nằm ở tháp pháo và hiệu suất khai hỏa.

“Pháo của T-14 có khả năng bắn 10 phát/phút, trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 7km. Trong khi đó, pháo của Abrams chỉ có thể bắn 3 phát/phút và ở khoảng cách 4,6km. Trong khi giao chiến với các phiến quân ở Trung Đông, khoảng cách chỉ hơn 2km này thôi cũng làm nên toàn bộ sự khác biệt”, ông Safonov kết luận.

Theo Thùy Linh/VOV/RBTH

Đọc thêm

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.