Quy định ôtô từ 4 chỗ phải lắp bình chữa cháy từng gây nhiều tranh cãi có hiệu lực từ năm 2016, nay được Bộ Công an để xuất bỏ và chỉ bắt buộc với xe từ 10 chỗ trở lên.
Lực lượng chức năng kiểm tra việc trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy trên ôtô - Ảnh: D. TẤN
Đề xuất trên được Bộ Công an đưa ra trong dự thảo lần 2 thông tư hướng dẫn về trang thiết bị phòng cháy chữa cháy trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Dự thảo được Bộ Công an đăng tải công khai để lấy ý kiến trong 2 tháng.
Khác biệt lớn nhất của dự thảo này với thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26-10-2015 của Bộ trưởng Bộ Công an là đề xuất bỏ quy định bắt buộc xe 4 chỗ phải trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy.
Theo dự thảo, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 đến dưới 10 chỗ ngồi thay vì phải có bình chữa cháy thì chỉ cần có hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy.
Bộ Công an đề xuất quy định bắt buộc trang bị bình chữa cháy chỉ áp dụng với xe từ 10 chỗ trở lên và các phương tiện khác đã quy định trong thông tư 57.
Theo Bộ Công an, đề xuất bỏ quy định bắt buộc có bình cứu hỏa với xe từ 4 chỗ là để phù hợp với dự thảo Nghị định quy định chi tiết về Luật phòng cháy chữa cháy bộ đang xây dựng, dự kiến có hiệu lực trong năm 2020.
Cục Cảnh sát giao thông được giao trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với xe cơ giới đường bộ.
Thông tư 57 của Bộ Công an quy định ôtô từ 4 chỗ phải lắp bình cứu hỏa có hiệu lực từ năm 2016. Trường hợp tài xế không trang bị phương tiện phòng cháy theo quy định sẽ bị phạt 300.000-500.000 đồng
Thời điểm đó đã có nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc quy định có khả thi hay không.
Thực tế nhiều chủ ôtô cho biết phải mua bình chữa cháy lắp đối phó với cơ quan chức năng, nhưng cũng lo lắng về xuất xứ của bình chữa cháy. Đã có vụ việc bình chữa cháy để trong ôtô phát nổ.
Viện KSND TP Hà Nội vừa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án nữ Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư thương mại BĐS Nhật Nam (viết tắt là Công ty Nhật Nam) lừa đảo chiếm đoạt 4.816 tỷ đồng của hàng nghìn người để làm rõ một số nội dung liên quan.
Điều khiển phương tiện ô tô thiếu quan sát, gây tai nạn chết người, 1 thanh niên ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị Tòa án nhân dân huyện tuyên phạt 27 tháng tù giam.
Tình trạng người dân chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh phía trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh (phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) diễn ra từ nhiều năm nay, thế nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Các phiên toà “số hóa” do ngành KSND Hà Tĩnh ứng dụng buộc bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội, người tham gia tố tụng tâm phục khẩu phục; qua đó nâng cao hiệu quả xét xử, chống oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Hàng chục người Việt Nam tại Campuchia được dạy kịch bản dụ dỗ "nhà đầu tư" tham gia khai thác lỗi trang casino trực tuyến, dụ đặt cược... để chiếm đoạt tiền.
Anh Vũ Văn Nhật (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) hỏi: Sử dụng súng là vũ khí quân dụng bắn chết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những tội danh nào?
Nhận ra sai lầm cũng là lúc Đặng Xuân Hùng và các bị cáo còn lại (cùng trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) phải đối diện với pháp luật. Mọi sự “giá như” giờ đây đều trở nên vô nghĩa.
Theo Bộ Công an, tổ chức khủng bố BPSOS do Nguyễn Đình Thắng cầm đầu, hoạt động dưới danh nghĩa "Cứu trợ người tị nạn" nhưng thực chất là lợi dụng để trợ giúp tổ chức, cá nhân chống phá Việt Nam.
5 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Luật TNHH Hà Châu (số 02H, đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh) không ngừng lớn mạnh, đồng hành cùng hàng nghìn khách hàng; trở thành chỗ dựa pháp lý tin cậy cho người dân.
Lái xe không giữ khoảng cách an toàn, chuyển làn thiếu quan sát gây tai nạn nghiêm trọng làm chết người, người đàn ông ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) lĩnh án 18 tháng tù giam.
Theo Công an Hà Tĩnh, đây là đường dây lừa đảo xuyên quốc gia dưới hình thức đầu tư tiền điện tử Bitcoin và lừa đảo làm nhiệm vụ TikTok, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho nhiều nạn nhân.
Công an Hà Tĩnh khuyến nghị không làm theo chỉ dẫn, yêu cầu của đối tượng mà cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc liên hệ qua số điện thoại đường dây nóng của đơn vị.
Nhóm bị can mạo danh nhân viên y tế hoặc bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương gọi điện mời tham gia chương trình "Hồ sơ vàng" để được ưu đãi mua thuốc, lừa đảo hơn 2.500 người.
Nghe xong phần tuyên án từ TAND TP Hà Tĩnh, Nguyễn Tiến Lực (trú huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) như chết lặng. Mọi sự ăn năn giờ đây chẳng thể nào cứu nổi bị cáo khỏi chốn tù tội.
Anh Điện Văn Hưng (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) hỏi: Trong các hoạt động kinh doanh đường phố, thường xuất hiện khái niệm “bảo kê”. Vậy, người thực hiện hành vi “bảo kê” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Kể từ ngày 1/1/2025, 53 thẩm phán cao cấp, trung cấp và sơ cấp của TAND 2 cấp tỉnh Hà Tĩnh đã chuyển thành chức danh thẩm phán TAND theo quy định của Luật Tổ chức TAND sửa đổi.
Việc bám sát các vấn đề thời sự để kịp thời tổ chức xét xử là phương thức hữu hiệu đưa pháp luật đến sát hơn với người dân Hà Tĩnh, từ đó, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa các loại tội phạm.