Bỏ điểm sàn: Cánh cửa vào đại học bị phá bỏ!

Điều kiện cần chung nhất để thí sinh đăng ký xét tuyển đại học là tốt nghiệp THPT, còn điều kiện đủ là do các trường quy định.

Dự thảo bỏ điểm sàn, không giới hạn nguyện vọng trong xét tuyển đại học năm 2017 của Bộ GD&ĐT đang nảy sinh nhiều nghịch lý, trong khi cao đẳng đặt ra điểm sàn thì đại học lại bỏ điểm sàn.

bo diem san canh cua vao dai hoc bi pha bo

Việc bỏ điểm sàn đang gây lo ngại về chất lượng ĐH đi xuống.

“Phổ cập” đại học?!

Theo dự thảo, Bộ GD&ĐT sẽ không đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng (điểm sàn) như mọi năm. Điều kiện cần chung nhất để thí sinh đăng ký xét tuyển đại học là tốt nghiệp THPT, còn điều kiện đủ là do các trường quy định.

Chủ trương bỏ điểm sàn của Bộ khiến cho không chỉ các chuyên gia giáo dục mà ngay dư luận xã hội cũng lo ngại chất lượng ĐH sẽ “xuống dốc không phanh”. GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, hiện nay tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao chót vót đến 98%, giờ nếu bỏ điểm sàn thì tất cả học sinh tốt nghiệp THPT sẽ vào hết ĐH. Như vậy, sẽ không còn ĐH tinh hoa như trước đây mà là ĐH đại chúng, thậm chí là phổ cập ĐH. Điểm sàn là để chọn lựa những em có học lực khá vào ĐH, giờ bỏ đi thì ai cũng có thể vào ĐH được, thậm chí có thể lọt cả những em chưa đọc thông, viết thạo, dẫn đến chất lượng ĐH sẽ đi xuống.

Khi nguồn nhân lực chất lượng thấp thì xã hội sẽ phải gánh chịu hậu quả. Nếu nới “đầu vào” và kiểm soát chặt “đầu ra” mà tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chỉ đạt 50% thì xã hội có chấp nhận không? Ngay tỷ lệ tốt nghiệp THPT có năm đạt thấp nhưng vì sức ép xã hội nên lại tìm cách đẩy lên cao chót vót. Nguyên nhân quan trọng là hệ thống kiểm soát chất lượng của chúng ta quá kém, không đạt chuẩn vẫn cho đỗ.

Chị Thu Yến, có con học tại một trường THPT ở Hà Nội băn khoăn, nếu năm nay 100% thí sinh phổ thông đều đậu tốt nghiệp, 100% thí sinh đỗ tốt nghiệp đều vào được ĐH, cuối cùng Việt Nam cũng phổ cập ĐH và cứ đà này không xa nữa chúng ta sẽ tiến tới phổ cập tiến sĩ.

Không ít chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, trong những mùa tuyển sinh gần đây, đỉnh điểm là mùa tuyển sinh năm 2016, nhiều trường ĐH bị “đói” thí sinh trầm trọng, nên họ tha thiết được bỏ điểm sàn. Giờ quyết định này của Bộ dường như là cứu cánh cho các trường khó tuyển sinh?! Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc quyết định ngưỡng đầu vào như thế nào là quyền tự chủ của các trường và chỉ cần các trường thực hiện tốt yêu cầu “3 công khai” về: chất lượng đào tạo, tình trạng việc làm và thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

“Bóp chết” các trường cao đẳng, trung cấp

Với những thay đổi này của Bộ GD&ĐT, dự đoán kỳ tuyển sinh 2017 của các trường cao đẳng, trung cấp sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Với quy định chỉ cần đậu tốt nghiệp là có thể vào ĐH, cộng với dự kiến rút ngắn thời gian đào tạo ĐH thì rõ ràng người dân với tâm lý ưa chuộng bằng cấp sẽ đổ xô đi học ĐH nhiều hơn. Thí sinh cứ có tiền là học đại một trường ĐH để lấy tấm bằng, còn các trường thì đua nhau “vớt” thí sinh bằng mọi giá. Lãnh đạo một trường ĐH thẳng thắn cho rằng, ở nước ngoài cũng có tình trạng “mở đầu vào” và “thắt chặt đầu ra”, tức là, sinh viên yếu kém thì khó tốt nghiệp. Nhưng ở Việt Nam, tốt nghiệp hay không nhiều khi cũng tùy trường, tùy thầy, tùy trò. Theo quy luật, nơi yếu kém là nơi tiêu cực lên ngôi. Càng mở đầu vào thì tỷ lệ tốt nghiệp càng đông.

Nhiều trường cao đẳng, trung cấp lo lắng cho rằng, việc Bộ GD&ĐT thay đổi chính sách giáo dục như vậy đã vô tình “bóp chết” họ, đồng thời phá vỡ chính sách phân luồng giáo dục nghề nghiệp trong nhiều năm qua. Lãnh đạo một trường CĐ chỉ ra một thực tế, nhiều năm qua, các trường cao đẳng, trung cấp không tuyển được người học nên phải giải thể, có nguyên nhân xuất phát từ chính sách mà cụ thể là những thay đổi từ Bộ GD&ĐT. Với chính sách bỏ điểm sàn, không giới hạn nguyện vọng trong xét tuyển ĐH năm nay thì vô hình chung Bộ GD&ĐT sẽ “bóp chết” hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp.

Theo TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH FPT, trong khi Bộ GD&ĐT quyết định bỏ sàn, chủ trương mở “đầu vào” thì Bộ LĐ-TB&XH mới đây lại công bố dự thảo quy chế tuyển sinh CĐ 2017, trong đó quy định Bộ sẽ xác định điểm sàn cho các trường CĐ. Điều này nảy sinh nghịch lý của mùa tuyển sinh 2017 sắp tới là, bậc đào tạo cao thì bỏ sàn, bậc đào tạo thấp thì có sàn. Điều khiến nhiều trường băn khoăn nhất là họ sẽ tuyển sinh thế nào. Vì thế, Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH cần có sự bàn bạc với nhau để tìm hướng giải quyết nghịch lý trên, tránh phá vỡ phân luồng giáo dục nghề nghiệp.

Theo VOV

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.