Theo Bộ Tài chính, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính cho biết toàn bộ tiền thu từ xử phạt vi phạm giao thông phải nộp về ngân sách Nhà nước. Ảnh minh họa: Internet
Phản hồi về thông tin trên một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc lực lượng công an được giữ lại 70% tiền phạt vi phạm hành chính (theo Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông), Bộ Tài chính cho biết hiện đã có quy định mới.
Cụ thể, Cổng thông tin Bộ Tài chính đăng tải ý kiến của Bộ cho biết: Năm 2007, để khắc phục tình trạng tai nạn giao thông có chiều hướng tăng cao, kịp thời hỗ trợ các lực lượng tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhất là mua sắm trang bị, phương tiện phục vụ công việc, ngày 25/7/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89/2007/TT-BTC quy định tiền phạt vi phạm hành chính được phân bổ cho các lực lượng, trong đó có lực lượng Công an giao thông, Thanh tra giao thông vận tải (bao gồm cả Trạm cân kiểm tra xe, Cảng vụ đường thủy nội địa) với các tỷ lệ phân bổ cụ thể.
Tuy nhiên, đến ngày 06/12/2013, Thông tư 89/2007/TT-BTC nêu trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 153/2013/TT-BTC nêu rõ: “Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước...”.
Như vậy, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư số 153/2013/TT-BTC thì tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo thông tin từ đại diện Cục Cảnh Sát giao thông, trong 6 ngày, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) trên toàn quốc đã kiểm tra 25.345 trường hợp lái xe vi phạm an toàn giao thông, phạt hơn 23 tỷ đồng, tước 3.590 giấy phép lái xe. Trong đó, xử lý vi phạm nồng độ độ cồn là 2.673 trường hợp.
Gắn bàn đạp để biến xe máy điện thành xe đạp điện, tháo gương chiếu hậu, tháo biển số… là những hành vi vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ của một bộ phận học sinh, sinh viên ở Hà Tĩnh.
BABY SHARK và Medi Kid Calcium K2 là 2 sản phẩm Bộ Công an xác định là giả do Công ty TNHH công nghệ Herbitech (ở Hà Nội) sản xuất. Hàng trăm sản phẩm khác được quảng cáo nhập khẩu từ Pháp, Đức, Mỹ.
Công tác đảm bảo ANTT tại các khu du lịch biển đang được Hà Tĩnh xác định là yếu tố then chốt, tạo dựng niềm tin và sự yên tâm tuyệt đối cho du khách khi đến nghỉ dưỡng.
Bộ Y tế đang đề xuất sửa đổi Nghị định 117/2020/NĐ-CP, trong đó bổ sung quy định xử phạt nghiêm khắc các hành vi buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc...
“Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025” được tổ chức tại Trại giam Xuân Hà (Thạch Hà - Hà Tĩnh) sẽ góp phần giúp phạm nhân hình thành, phát triển và duy trì văn hóa đọc.
Cơ quan công an xác định, tính đến thời điểm bị phát hiện, 4 cơ sở trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã đưa ra thị trường 3.500 tấn giá đỗ ngâm, tưới hóa chất.
Theo luật sư, ngoài tội "Mua bán trái phép chất ma túy", nhóm đối tượng còn có thể bị xem xét trách nhiệm về tội "Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng" và "Giết người".
Chị Phan Ánh Chi (phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) hỏi: Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng phức tạp. Vậy, pháp luật quy định hình phạt đối với cá nhân phạm tội như thế nào?
Qua các phiên tiếp công dân, các cấp ở Hà Tĩnh đã trực tiếp giải đáp, tháo gỡ vướng mắc, góp phần giải quyết các kiến nghị ngay từ cơ sở, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp.
Hơn 150 phạm nhân được đề nghị đặc xá và sắp chấp hành xong án phạt tù tại Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) đã được tuyên truyền pháp luật, tư vấn hướng nghiệp.
Lo ngại về lứa tuổi học sinh vi phạm pháp luật, Công an xã Thạch Kênh (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ ông bà, cha mẹ và các em để trao đổi, tuyên truyền pháp luật.
Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần cao điểm “An toàn giao thông học đường” góp phần nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho đoàn viên, thanh thiếu nhi Hà Tĩnh.
Anh Nguyễn Trung Hiếu (TP Hà Tĩnh) hỏi: Tôi có người thân là phụ nữ đang nuôi con 24 tháng tuổi bị khởi tố về tội đánh bạc, trường hợp này có bị tạm giam không?
Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa bị các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an phát hiện, triệt phá. Đường dây được xác định do 2 đối tượng Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà chủ mưu cầm đầu.
Những cái chết oan uổng, những tổn thương dai dẳng về thể chất và tinh thần sau mỗi vụ tai nạn giao thông khiến nhiều cuộc đời, nhiều gia đình không bao giờ tròn vẹn được nữa.
Các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền để đưa các chủ trương, chính sách mới vào cuộc sống, nhất là về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Tại họp báo của Bộ Công an chiều 4/4, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ Công an đã thông tin về việc khởi tố Hằng Du mục, Quang Linh Vlogs và các bị can liên quan vụ kẹo rau củ Kera.
Việc xây dựng đời sống văn hoá ở mỗi gia đình và cộng đồng dân cư tại Hà Tĩnh là yếu tố quan trọng góp phần hình thành ý thức tham gia giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn, va chạm trên địa bàn.
Với hành vi gian dối về khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động và "vẽ" ra cơ hội trúng thầu đất tái định cư, Thái Thị Phương (trú huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã khiến 4 bị hại sập bẫy.
Năm 2025, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) quyết tâm thực hiện tốt công tác bảo vệ, PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”, góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp, cải thiện môi trường sinh thái.