Bộ Y tế họp chuẩn bị chiến lược phòng chống dịch năm 2022

Chiến lược này là tổng thể các giải pháp từ nâng cao năng lực đối với hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, y tế dự phòng và những vấn đề liên quan khác mang tính chuyên môn như xét nghiệm, điều trị, vaccine, thuốc… trong phòng chống dịch COVID-19

Tại Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có buổi làm việc, trao đổi với các nhà khoa học, các chuyên gia của các Hội đồng khoa học để bàn về các giải pháp phòng chống dịch cho năm 2022, trong đó tập trung vào các vấn đề vaccine, xét nghiệm, điều trị và ưu tiên tăng cường hệ thống đáp ứng y tế của quốc gia...

Bộ Y tế họp chuẩn bị chiến lược phòng chống dịch năm 2022

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ lời cảm ơn đến các nhà khoa học, các chuyên gia của các Hội đồng khoa học trong thời gian qua đã có nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, sâu sắc và đầy trách nhiệm đối với công tác phòng chống dịch (Ảnh:Trần Minh)

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ lời cảm ơn đến các nhà khoa học, các chuyên gia của các Hội đồng khoa học trong thời gian qua đã có nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, sâu sắc và đầy trách nhiệm đối với công tác phòng chống dịch.

Việt Nam trải qua gần 2 năm đương đầu với cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 , ngành y tế đã huy động tổng lực nhân lực, trang thiết bị, thuốc men và hết sức nỗ lực trên mọi mặt trận để phòng chống dịch, đặc biệt trong đợt dịch COVID-19 thứ 4 hiện nay.

Đến nay, diễn biến dịch ở các điểm nóng như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… đang có xu hướng giảm. Đối với TP Hà Nội hiện đang triển khai quyết liệt “2 mũi giáp công” là tiêm chủng và xét nghiệm.

Người đứng đầu ngành y tế thông tin: Bộ Y tế đang bắt đầu triển khai xây dựng kế hoạch và chiến lược phòng, chống dịch cho năm 2022 và giai đoạn tiếp theo. Từ đó định hình hướng đi, chiến lược chống dịch của quốc gia trên cơ sở tổng kết, đúc kết những bài học kinh nghiệm trong suốt thời gian qua.

“Chiến lược này là tổng thể các giải pháp từ nâng cao năng lực đối với hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, y tế dự phòng và những vấn đề liên quan khác mang tính chuyên môn như xét nghiệm, điều trị, vaccine, thuốc… trong phòng chống dịch” - Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Do đó “ngày hôm nay, Bộ Y tế muốn nghe ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia về những vấn đề này để cùng với Bộ Y tế xây dựng các chiến lược phòng chống dịch trong thời gian tới”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ.

Tại buổi làm việc các chuyên gia, các nhà khoa học của các Hội đồng khoa học đã chia sẻ cởi mở, tập trung vào những vấn đề chung trong công tác phòng chống dịch; trong công tác xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19; vấn đề vaccine, bao gồm cả việc tiếp cận các nguồn vaccine bên ngoài cũng như nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước.

Bộ Y tế họp chuẩn bị chiến lược phòng chống dịch năm 2022

Từ kinh nghiệm phòng chống một số đại dịch trước đó cũng như kinh nghiệm trong điều trị thực tế COVID-19 thời gian qua, các chuyên gia đã gợi mở thêm nhiều đóng góp mang tính thực tiễn với lãnh đạo Bộ.

Trước một số ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về việc cần tiếp tục quan tâm đến chế độ đãi ngộ cho cán bộ y tế, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch, tại buổi làm việc Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, ngày 9/9 Bộ Y tế đã trình Chính phủ xem xét và thông qua các cơ chế chính sách trong phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là chế độ phụ cấp cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch nói chung; các phụ cấp đặc thù chuyên môn cùng chế độ ăn và sinh hoạt đối với lực lượng y tế…

Theo SKĐS

Đọc thêm

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.