Bộ Y tế không chọn phương án hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc

Bộ Y tế đã quyết định không chọn phương án quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân.

Liên quan đến đề xuất quy định hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân tại Dự án Luật máu và tế bào gốc, Bộ Y tế vừa có văn bản phản hồi tới các cơ quan báo chí.

Bộ Y tế nêu rõ, trong báo cáo đánh giá tác động của dự thảo Luật máu và tế bào gốc, khi tiến hành khảo sát đánh giá, có hai giải pháp để xin ý kiến.

bo y te khong chon phuong an hien mau la nghia vu bat buoc

Giải pháp 1, quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu.

Giải pháp 2, quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.

Kết quả khảo sát, đánh giá tác động cho thấy, cả hai giải pháp đều không tác động đến tăng chi cho Nhà nước mà chỉ tăng chi cho Quỹ bảo hiểm y tế khoảng 500 tỷ mỗi năm.

Tham khảo pháp luật quốc tế cho thấy, toàn bộ các quốc gia có ban hành Luật về máu thì không có quốc gia nào quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân.

Bên cạnh đó, nếu quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc thì sẽ xuất hiện một lượng máu dư thừa khá lớn không cần thiết (khoảng gần 28 triệu đơn máu mỗi năm); đồng thời cũng làm tăng chi phí của xã hội lên gấp đôi.

Từ những phân tích trên, Bộ Y tế đã quyết định không chọn phương án quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân như đã nêu ra trong báo cáo đánh giá tác động của dự thảo luật./.

Theo Văn Hải/VOV

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.