Bộ Y tế lấy mẫu tại 10 làng ung thư để xét nghiệm lại

Bộ Y tế đã lấy mẫu xét nghiệm lại nguy cơ ung thư tại 10 làng ở các địa phương gồm: Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định và Bình Thuận để người dân yên tâm.

bo y te lay mau tai 10 lang ung thu de xet nghiem lai

Nguồn nước không đảm bảo được cho là tác nhân chính khiến thôn Thống Nhất (xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) trở thành 1 trong 10 “làng ung thư”. Ảnh: Tuổi trẻ

Bộ Y tế cũng sẽ lập Hội đồng khoa học và mời Bộ Tài nguyên-Môi trường trình bày về kết quả điều tra để các thành viên Hội đồng đánh giá.

Theo Bộ Y tế, để đánh giá nguy cơ ung thư tại 10 làng này phải dựa trên hai nhóm chỉ số. Một là tỷ lệ mắc bệnh tại những nơi này có vượt quá ngưỡng trung bình của khu vực, Quốc gia hay không. Hai là dựa vào nhóm nguyên nhân gây ung thư (gồm 4 nhóm nguyên nhân, đó là yếu tố vật lý, bệnh truyền nhiễm (vi rút HP gây viêm dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày, vi rút HPV gây bệnh phụ khoa dễ dẫn tới ung thư cổ tử cung, vi rút viêm gan b nguy cơ gây ung thư gan…), ô nhiễm môi trường và thực phẩm).

Trước đó, liên quan đến thông tin về 10 làng ung thư này, ông Dương Chí Nam- Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trưởng y tế, Bộ Y tế cho hay, thời gian qua, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện dự án điều tra “Tìm kiếm nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư” của Việt Nam”. Kết quả điều tra đưa ra danh sách 10 làng nghi mắc ung thư có nguồn nước bị ô nhiễm nặng.

Ngay sau khi có thông tin về danh sách 10 “làng ung thư” có nguồn nước bị ô nhiễm nặng, Cục Quản lý Môi trường y tế đã chỉ đạo các Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh khảo sát, đánh giá tỷ lệ mắc ung thư và lấy các mẫu nước ăn uống, sinh hoạt để xét nghiệm. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy tỷ lệ mắc ung thư tại 10 làng này tương đương với tỷ lệ mắc chung toàn quốc; các mẫu nước ăn uống, sinh hoạt đều có hàm lượng chất hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật và kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép.

Như vậy, chưa thấy tỷ lệ mắc ung thư cao bất thường tại 10 làng được điều tra. Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của người dân tại các địa bàn điều tra chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các tác nhân có khả năng gây ung thư. Do đó, chưa kết luận được có mối liên quan giữa các trường hợp mắc ung thư và chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân tại các làng này.

Sau khi có kết quả khảo sát, Cục Quản lý Môi trường y tế đã họp với Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Bệnh viện K Trung ương và các đơn vị liên quan thống nhất: Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia sẽ cung cấp toàn bộ hồ sơ của cuộc điều tra cho Cục Quản lý môi trường y tế để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá.

Hiện nay Bộ Y tế đang tiến hành thành lập Hội đồng khoa học cấp Bộ để đánh giá, đưa ra kết quả đánh giá khoa học cuối cùng và các khuyến nghị. Dự kiến thời gian họp vào tháng 2/2017.

Danh sách 10 làng ung thư có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất

- Làng Thống Nhất, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội

- Làng Lũng Vỵ, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội

- Làng Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

- Làng Thổ Vỵ, xã Tế Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

- Làng Yên Lão, xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

- Làng Cờ Đỏ, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

- Làng An Lộc, xã An Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

- Làng Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

- Làng Xuân Vinh, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

- Làng Mê Pu, xã Mê Pu, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.

Danh sách này được công bố vào đầu năm 2015. Nguồn nước tại các vùng điều tra bị ô nhiễm bởi: thuốc trừ sâu tại các kho chứa thuốc, chất độc chiến tranh, các nghĩa địa, làng nghề, chất thải sinh hoạt, công nghiệp, công trình khai thác nước chưa cách li với các tầng chứa nước nhiễm bẩn…

(Nguồn: Dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư” của Việt Nam).

Theo SKĐS

Đọc thêm

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Một số trang thông tin nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.
Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Với nhiều chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, Nghị quyết 221/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh thực sự là động lực thúc đẩy công tác dân số trên địa bàn Hà Tĩnh phát huy hiệu quả.
Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Thông qua triển lãm "Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác" tại Hà Tĩnh, người dân sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những giá trị di sản của Hải Thượng Lãn Ông, từ đó tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị mà Đại danh y để lại.
 Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Hơn 1.300 trường hợp bệnh nhân nghèo đã được hỗ trợ phẫu thuật tim và mắt từ chương trình của Vinamilk đồng hành cùng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. Hồ Chí Minh với tổng kinh phí hơn 8,2 tỷ đồng.