Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện bảo đảm an toàn cho người bệnh chạy thận nhân tạo

Trước sự cố y khoa nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình mới đây, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã đề nghị các bệnh viện trên toàn quốc chấn chỉnh việc chạy thận nhân tạo, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh chạy thận nhân tạo.

bo y te yeu cau cac benh vien bao dam an toan cho nguoi benh chay than nhan tao

Một trong 10 bệnh nhân của sự cố y khoa tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình đang chạy thận tại Bệnh viện Bạch Mai

Trước sự cố y khoa nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình mới đây, ngày 2/6, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có công văn số 730/KCB-NV do PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh ký ban hành gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Y tế các Bộ, ngành đề nghị chấn chỉnh việc chạy thận nhân tạo, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh chạy thận nhân tạo.

Theo đó, công văn nêu rõ, chạy thận nhân tạo chu kỳ (lọc máu chu kỳ) tại Việt Nam đã triển khai từ rất nhiều năm nay, có hàng ngàn lượt người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ mỗi ngày tại các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tại một số bệnh viện tuyến huyện an toàn, hiệu quả.

Tuy vậy, ngày 29/5/2017, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã xảy ra sự cố y khoa, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến 18 người đang chạy thận bị ảnh hưởng, trong đó có 7 người đã tử vong, 10 người chuyển về Bệnh viện Bạch Mai điều trị và bệnh nhân nặng hiện đang nằm điều trị tích cực tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Hiện nay,Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình và Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai... đang tích cực giải quyết các vấn đề chuyên môn liên quan và cùng các cơ quan chức năng tìm nguyên nhân dẫn đến sự cố nghiêm trọng này.

Để phòng tránh các sự việc tương tự, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị các đơn vị trực tiếp thực hiện chạy thận nhân tạo hoặc chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc có chạy thận nhân tạo tuân thủ đúng Hướng dẫn quy trình lọc máu chu kỳ bằng kỹ thuật thận nhân tạo được ban hành kèm theo Quyết định số 3592/QĐ-BYT ngày 11/9/2014, Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật rửa và sử dụng lại quả lọc thận ban hành kèm theo Quyết định số 1338/2004/QĐ-BYT ngày 14/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế, cùng các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.

Các đơn vị rà soát toàn bộ các bước chuẩn bị máy thận nhân tạo, dịch lọc thận, hệ thống xử lý nước, quả lọc thận, dây máu, kim chọc, các loại thuốc chống đông, hộp thuốc chống phản vệ, quy trình vận hành máy, hồ sơ bệnh án và các nội dung liên quan khác đến chạy thận nhân tạo.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Y tế các Bộ, ngành nghiêm túc triển khai thực hiện; báo cáo kết quả về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ.

Theo SKĐS

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.