Theo Thông tư vừa được Bộ GD&ĐT ban hành, từ ngày 19/4 sẽ không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cho từng hạng như trước đây.
Ngày 4/3, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 4 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư số 40 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập (sau đây gọi tắt là Thông tư 04).
Giảng viên sẽ được giảm một số loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Theo Thông tư này, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cao đẳng sư phạm, giảng viên các trường ĐH đối với tất cả các hạng (I, II, III) không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm riêng cho từng hạng như trước đây, mà thay vào đó, Thông tư cho phép cả 3 hạng sẽ cùng chung điều kiện có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm hoặc theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
Thông tư cũng quy định viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30/6 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm. Đồng thời được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm, giảng viên đại học quy định tại Thông tư này.
Tương tự, Thông tư 04 cũng Quy định điều kiện chuyển tiếp đối với viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập quy định tại Thông tư này, tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.
Em Trương Quang Phú (Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) đã xuất sắc đạt giải ba toàn quốc cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Giải nhì Hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh là phần thưởng quý giá tiếp lửa tình yêu nghề cho cô Phan Thị Nhi (SN 1993) - giáo viên tiếng Anh, Trường Hội nhập quốc tế iSchool Hà Tĩnh.
Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Cô và trò Trường Mầm non Trí Đức (TP Hà Tĩnh) đã có nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Giờ Trái đất 2025, chung tay xây dựng trái đất ngày một tươi đẹp hơn.
Không chỉ là điểm đến hấp dẫn khách du lịch, Đá Bạc Eco và nhiều khu/điểm du lịch sinh thái ở Hà Tĩnh được các trường học chọn làm nơi để học sinh rèn luyện kỹ năng sống bổ ích.
Thành tích tại Hội thi Giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh là phần thưởng đáng tự hào ghi nhận nỗ lực đổi mới, sáng tạo của cô Phạm Thị Ngọc Mai (Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Nhiều năm nay, đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa, môn Sinh do cô Nguyễn Thị Nga - giáo viên Trường THCS Phan Đình Phùng (Hương Sơn - Hà Tĩnh) hướng dẫn luôn đạt giải cao.
Dù sáp nhập nhưng các chế độ chính sách, phương án ưu tiên theo đối tượng, khu vực cho thí sinh sẽ vẫn được giữ nguyên trong mùa tuyển sinh năm 2025 nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Thực hiện miễn học phí cho học sinh các cấp học kể từ năm học 2025-2026 là một quyết định nhân văn, mang đến niềm vui cho các nhà trường, phụ huynh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh tổ chức thi tại 2 điểm: Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh và Trường THPT Lý Tự Trọng (Thạch Hà).
Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng - SAE's Got Talent 2025” là sân chơi lành mạnh, khuyến khích sự hình thành và phát triển tài năng cho các em học sinh trường Albert Einstein (Hà Tĩnh).
Phương thức tuyển sinh đối với các trường THPT công lập là thi tuyển, với các trường THPT ngoài công lập, trường THCS và THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh là xét tuyển.
Hội thi Giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025 có sự tham gia đăng ký dự thi của 316 thí sinh là giáo viên các trường THPT trên toàn tỉnh.
1 trong 8 giải xuất sắc toàn quốc cuộc thi truyền thông thúc đẩy di cư an toàn và phòng, chống mua bán người thuộc về nhóm học sinh Trường THPT Mai Thúc Loan (Hà Tĩnh)
Thành tích 35/37 em đạt giải tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 10 là kết quả xuất sắc nhất mà thầy trò Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đạt được từ trước tới nay.
Việc hỗ trợ kinh phí ôn thi lớp 12 cho các cơ sở giáo dục công lập Hà Tĩnh là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Trên đường đi học về, 3 em học sinh Trường THCS Nguyễn Thiếp (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã mang đến Công an xã Thạch Kênh để nhờ các chú tìm người trả lại.
Sau khi Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, nhiều trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã khuyến khích giáo viên dạy ôn thi miễn phí cho học sinh cuối cấp.
Không ngừng theo đuổi đam mê, cô giáo Hoàng Thị Mai - cựu sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh tiếp tục hành trình truyền cảm hứng bằng việc giảng dạy tiếng Việt tại CHDCND Lào.
Ngày 7/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học (Thông tư 05), thay thế cho các thông tư trước đây về nội dung này.
Với 1 giải nhất, 3 giải nhì, 21 giải ba và 20 giải khuyến khích, Hà Tĩnh là đơn vị xuất sắc toàn quốc tại Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2024-2025.