ĐT Australia, đối thủ của ĐT Việt Nam tấn công đáng sợ thế nào?

Chỉ nhìn riêng trận thắng 3-0 trước Trung Quốc, người ta đã thấy sức mạnh đáng sợ của ĐT Australia. Hôm nay, Australia sẽ đối đầu ĐT Việt Nam trên sân Mỹ Đình.

ĐT Australia, đối thủ của ĐT Việt Nam tấn công đáng sợ thế nào?

Một số điểm rút ra được

Australia không hề phụ thuộc vào bóng bổng như nhiều người vẫn nghĩ. Ngược lại, họ là đội bóng có lối chơi rất hiện đại, mang hơi hướm positional play. Trung phong của Australia thường giật xuống hàng tiền vệ như một số 9 ảo, 2 cầu thủ chạy cánh bó vào trong chứ không bám biên. Hai hậu vệ biên là những người chịu trách nhiệm tạo ra bề rộng trong những pha tấn công của Australia. Australia ưu tiên triển khai bóng từ hàng thủ, nhưng trong trường hợp bị bắt rát quá thì họ đá dài cũng OK, vì các cầu thủ ở trên không chiến tốt. Australia sẵn sàng tổ chức vây ráp ngay khi đối phương triển khai bóng từ thủ môn.

Triển khai bóng

Australia, như đã nói, luôn muốn tổ chức phát triển bóng từ thủ môn. Nếu đối phương tổ chức vây ráp tầm cao, hai trung vệ sẽ di chuyển rộng để mở ra những hướng triển khai bóng cho thủ môn. Trong trường hợp chịu áp lực lớn và các phương án chuyền bóng cho trung vệ trở nên thiếu an toàn, thủ môn của họ thường bấm bóng cho các hậu vệ biên, những người có đủ thời gian và không gian để khống chế và phát triển bóng (do hậu vệ cánh của Trung Quốc ở đây đã bị tiền vệ cánh của Australia “ghim” lại):

ĐT Australia, đối thủ của ĐT Việt Nam tấn công đáng sợ thế nào?

Trong một số trường hợp khác, Australia sẽ kéo một tiền vệ trung tâm lùi sâu để chơi như trung vệ thứ ba, giúp họ tạo được sự vượt trội về quân số so với các cầu thủ Trung Quốc ở tuyến pressing đầu tiên. Ở phía sau, tiền vệ công Tomas Rogic (số 23) hoặc tiền vệ cánh phải Martin Boyle (số 6) có thể lùi về để có đủ quân số ở tuyến tiền vệ. Trong một vài trường hợp, hậu vệ trái Aziz Behich (số 16) sẽ di chuyển vào trung lộ để giúp Australia kiểm soát và triển khai tốt hơn. Trong tình huống dưới đây, họ đã kéo được hệ thống phòng ngự của Trung Quốc về một hướng, tạo điều kiện để hậu vệ phải Rhyan Grant (số 4) được tự do nhận bóng trong khoảng trống lớn:

ĐT Australia, đối thủ của ĐT Việt Nam tấn công đáng sợ thế nào?

Nhưng nhìn chung, Trung Quốc không thể chơi pressing tầm cao được mãi, do đó tình huống thường gặp là hai trung vệ của Australia có thể đẩy cao tới gần vạch giữa sân để triển khai bóng. Từ đây, chúng ta cũng thấy được khá nhiều nguyên tắc trong cách triển khai bóng của đội bóng xứ chuột túi.

ĐT Australia, đối thủ của ĐT Việt Nam tấn công đáng sợ thế nào?

Trên đây là một tình huống khá thường gặp trong trận đấu. Khi trung vệ của Australia có bóng, một tiền vệ phòng ngự (số 22) sẽ lùi xuống để tạo ra tình huống 3v2 (nhiều khi là 3v1) với lớp pressing đầu tiên của Trung Quốc. Một tiền vệ phòng ngự khác Ajdin Hrustic (số 10) sẽ dâng cao để cùng với tiền vệ công Tomas Rogic (số 23) chiếm lĩnh hai hành lang trong, bên cạnh hai tiền vệ trung tâm của Trung Quốc. Tiền đạo. Adam Taggart (số 9) giật xuống khoảng trống giữa tuyến tiền vệ và hậu vệ của Trung Quốc, trong khi hai cầu thủ chạy cánh (số 6 - Martin Boyle và số 11- Awer Mabil) bó vào, sẵn sàng tấn công khoảng trống sau lưng hàng thủ Trung Quốc. Hai hậu vệ biên (số 4 - Rhyan Grant và 16 - Aziz Behich) đứng cao, đảm bảo chiều rộng cho những pha tấn công của Australia.

ĐT Australia, đối thủ của ĐT Việt Nam tấn công đáng sợ thế nào?

Trong một pha tổ chức như thế, Australia đã có được bàn mở tỉ số. Khi trung vệ của Australia có bóng, tiền đạo của Trung Quốc tất nhiên không kịp áp sát để gây sức ép. Việc tiền đạo số 9 - Adam Taggart giật xuống giúp Australia tạo được tình thế 3v2 ở trung lộ, khiến các cầu thủ Trung Quốc có thể đã nghĩ rằng bóng sẽ được triển khai vào khu vực này. Nhưng trung vệ của Australia, người chuyền dài rất tốt, đã bất ngờ thực hiện một đường chuyền ra sau lưng hàng thủ đã bị kéo lên cao của Trung Quốc, để tiền vệ trái số 11 - Awer Mabil thoát xuống đối mặt với thủ môn của đội bóng Đông Á.

Số 9 là số 9 ảo

Người chơi cao nhất trên hàng công của Australia trận này là cầu thủ mang áo số 9, Adam Taggart thuộc biên chế Cerezo Osaka. Ở Australia, anh không chơi như một tiền đạo mục tiêu, mà thường xuyên giật xuống hàng tiền vệ theo cách một số 9 ảo thường làm. Quan trọng là Taggart rất thoải mái với cách đá này. Và những pha giật xuống của anh trở thành một vũ khí rất quan trọng trong lối chơi của Australia.

Khi Taggart giật xuống, trung vệ của Trung Quốc rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu anh ta giữ vị trí, Taggart có thể nhận bóng, xoay người và tấn công trực diện vào chính anh ta, hoặc chuyền bóng cho các đồng đội đang băng lên. Nếu anh ta quyết định dâng cao áo sát, thì phía sau anh ta sẽ có một khoảng trống lớn, mà hai vệ tiền vệ biên đã bó vào trong của Australia lúc nào cũng sẵn sàng khai thác.

ĐT Australia, đối thủ của ĐT Việt Nam tấn công đáng sợ thế nào?

Trong tình huống trên, tiền vệ công của Australia đã lôi kéo tiền vệ phòng ngự của Trung Quốc khỏi vị trí, mở ra khoảng trống lớn cho Taggart. Khi nhận bóng, Taggart có rất nhiều lựa chọn. Nếu có thể xoay người vượt qua trung vệ của Trung Quốc, anh sẽ có rất nhiều lựa chọn để chuyền bóng. Taggart cũng có thể nhả lại cho một tiền vệ của Australia, người sẽ chuyền bóng vào khoảng trống mà anh vừa tạo ra ở hàng thủ của Trung Quốc để hai cầu thủ chạy cánh khai thác.

Đó là chính là bài vở đã dẫn tới bàn thắng thứ hai của Australia.

ĐT Australia, đối thủ của ĐT Việt Nam tấn công đáng sợ thế nào?

Taggart lùi xuống nhận bóng kéo theo trung vệ của Trung Quốc. Hai cầu thủ chạy cánh của Australia nhanh chóng tấn công vào khoảng trống vừa xuất hiện ở hàng thủ của đối phương. Bóng được Taggart trả lại cho tiền vệ công số 23 (Tom Rugic, thuộc biên chế Celtic), người nhanh chóng đưa bóng lên phía trên. Tình huống 2v2 sau đó đã được tiền vệ số 6 Martin Boyle (Hibernian) khai thác thành công với một pha dứt điểm từ ngoài vòng cấm.

Phòng ngự

Australia thường phòng ngự trong hệ thống 4-4-2. Nếu đối phương định triển khai bóng từ thủ môn, tiền đạo và tiền vệ công của họ sẽ dâng sát vòng 16m50, sẵn sàng gây sức ép với các trung vệ của họ, trong khi cắt được đường chuyền bóng ra phía sau cho tiền vệ trung tâm.

ĐT Australia, đối thủ của ĐT Việt Nam tấn công đáng sợ thế nào?

Ở phía sau, Australia áp dụng nguyên tắc kèm người một-một và +1 (man-marking +1). Tất cả các cầu thủ của Trung Quốc đều bị theo sát bởi một cầu thủ của Australia. Tiền đạo của họ sẽ được chăm sóc bởi hai trung vệ.

Tuy nhiên, thường thì Australia sẽ phòng ngự trong khối mid-block. Vẫn là hệ thống 4-4-2, với định hướng là khóa chặt trung lộ, buộc Trung Quốc phải triển khai bóng ra biên. Khi bóng được chuyền ra biên, các tiền vệ cánh của Australia luôn trong tư thế sẵn sàng để vây ráp quyết liệt nhằm đoạt lại bóng.

ĐT Australia, đối thủ của ĐT Việt Nam tấn công đáng sợ thế nào?

Ở phía sau, Australia áp dụng nguyên tắc kèm người một-một và +1 (man-marking +1). Tất cả các cầu thủ của Trung Quốc đều bị theo sát bởi một cầu thủ của Australia. Tiền đạo của họ sẽ được chăm sóc bởi hai trung vệ.

Tuy nhiên, thường thì Australia sẽ phòng ngự trong khối mid-block. Vẫn là hệ thống 4-4-2, với định hướng là khóa chặt trung lộ, buộc Trung Quốc phải triển khai bóng ra biên. Khi bóng được chuyền ra biên, các tiền vệ cánh của Australia luôn trong tư thế sẵn sàng để vây ráp quyết liệt nhằm đoạt lại bóng.

ĐT Australia, đối thủ của ĐT Việt Nam tấn công đáng sợ thế nào?
ĐT Australia, đối thủ của ĐT Việt Nam tấn công đáng sợ thế nào?

Kết luận

Về mặt hệ thống, Australia cố gắng kiểm soát thế trận, và thao túng vị trí của các cầu thủ Trung Quốc bằng những nguyên tắc của lối chơi định hướng vị trí trí (juego de Posicion, positional play) như ta đã thấy ở trên: tạo thế áp đảo về quân số ở các khu vực trọng yếu, tìm kiếm cầu thủ tự do sau tuyến pressing của đối phương, triển khai một hướng, tấn công ở hướng đối diện... Các cầu thủ Australia tỏ ra khá thoải mái trong việc hoán chuyển vị trí; vào cuối hiệp 1, họ còn đảo hết vị trí của tiền vệ trái với tiền vệ phải, tiền vệ phòng ngự lệch trái với tiền vệ phòng ngự lệch phải.

Về mặt con người, Australia có những cầu thủ phù hợp với lựa chọn lối chơi của họ. Taggart thể hiện tốt trong vai trò một số 9 ảo. Bên cạnh anh, cả số 11 Mabil lẫn số 6 Boyle đều rất tích cực di chuyển và rất mạnh trong các tình huống 1v1, đặc biệt là Mabil. Cầu thủ số 23 Tom Rogic tuy dáng vẻ khá cồng kềnh (cao tới 1m89), nhưng lại rất khéo léo, và đặc biệt mạnh trong những tình huống vừa nhận bóng vừa xoay người (half turn). Cặp tiền vệ phòng ngự của họ đều đang chơi bóng ở Đức (số 22 Irvine chơi cho St Pauli, số 10 Hrustic đá cho Frankfurt), nên luôn xử lý bóng ở đẳng cấp rất cao.

Nếu Việt Nam tiếp tục phòng ngự theo hệ thông 5-4-1 giăng ngang như ở trận đấu với Saudi Arabia, chúng ta chắc chắn sẽ lại có thêm một ngày mệt mỏi nữa khi đối phương có nhiều cầu thủ giỏi xử lý bóng giữa các tuyến. Tốt hơn hết, theo mình, là phòng ngự với sơ đồ 5-3-2, duy trì cự ly giữa các tuyến chặt chẽ, để buộc Australia phải đưa bóng ra biên nhiều hơn. Ít ra thì tới lúc này, họ vẫn chưa thể hiện là họ thích nhồi bóng bổng theo kiểu Anh truyền thống.

Theo bongdaplus

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast