Nghịch lý cây chè trên đất Hà Tĩnh

Trong vòng xoáy“ trồng- chặt” cây chè may mắn nhất không bị “trảm” như các loại cây trồng khác. Dù vậy nhưng để loại cây này có thể phát huy được hiệu quả như vốn có lại là điều không dễ. Nếu không có chiến lược đầu tư ngay từ bây giờ hoặc một lộ trình trong tương lai, chè mãi chỉ tồn tại ở loại cây XĐGN mà thôi

Tiềm năng dần bị quên lãng

Thông và chè là 2 loại cây “bén duyên” trên đất Hà Tĩnh cách đây hơn 50 năm. Chỉ có điều cho đến nay nhiều diện tích rừng thông đã dần nhường chỗ cho các loại cây trồng khác vì hiệu quả kinh tế thấp và rất dể gây ra nhiều vụ cháy rừng. Dù không bị “trảm” như thông, “thân phận” cây chè cũng không khá hơn là mấy. Cây chè vẫn tồn tại một cách hắt hiu.

Chè Tây Sơn - Hà Tĩnh. Ảnh: Đậu Bình

So với gần 9000 ha cao su trên địa bàn toàn tỉnh thì diện tích trồng chè của Cty CP Chè Hà Tĩnh lại quá khiêm tốn, với 430 ha tại 3 đơn vị sản xuất chè là: Xí nghiệp chè 20-4 (Hương Khê), Xí nghiệp chè Tây Sơn (Hương Sơn), Xí nghiệp chè 12-9 (Kỳ Anh). Đó là một tín hiệu buồn vì loại cây này có rất nhiều lợi thế “ Trồng chè sau 1 năm có thể cho thu hoạch héo; năm thứ 2 có thể đạt sản lượng 1,5 tấn/ ha và cứ thế từ năm thứ 3 trở đi năng suất cây chè không ngừng tăng. Chè là loại cây có tuổi thọ bình quân 70 năm, cá biệt có loại tuổi thọ lên đến 100 năm. Thu nhập bình quân của người lao động có thể đạt từ 180 ngàn đồng/người/ngày và với tất cả các đối tượng lao động từ trẻ em đến người già” Giám đốc Cty CP chè Hà Tĩnh Trần Công Lệ phân tích

Một thế mạnh khác là hiếm có loài cây nào có thể so sánh được, đó là cây chè có thể chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mưa, bão, gió Lào, hạn hán và lụt lội. Trong khi các sản phẩm khác luôn rơi vào tình trạng “được mùa rớt giá, mất mùa được giá”,7 năm qua giá bán chè vẫn luôn ổn định. Trong bối kinh tế thế giới gặp nhiều biến động, nhiều sản phẩm trong nước sản xuất ra không thể tiêu thụ được, chè xanh mang thương hiệu Hà Tĩnh vẫn luôn “hút” khách với mức giá 5.600 đồng hơn 2 lần giá chè tại tỉnh Nghệ An là 2.500 ngàn đồng.

Đi tìm nguyên nhân

Hiện tại sản phẩm chè xanh lăn Hà Tĩnh được khách hàng nước ngoài rất ưa chuộng và hiện sản phẩm được xếp vào loại chè có uy tính nhất so với các tỉnh thành trong cả nước tại thị trường Trung Đông. Nhưng nghịch lý lại ở chỗ chè Hà Tĩnh lại không đủ đáp ứng. Để có sản phẩm nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đặt tiền trước và ký hợp đồng tiêu thụ cho cả vụ ngay từ đầu năm. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này?. Trách nhiệm chính thuộc về Cty CP chè Hà Tĩnh. Chưa hẳn vậy. “ 5 năm về trước Cty đã trình bày một dự án phát triển ngành chè, trong đó chỉ riêng phần chi phí cho thiết kế quy hoạch, Cty đã bỏ ra 60 triệu đồng. Tưởng rằng, từ đó một hướng đi mới sẽ được mở và cây chè có được chỗ đứng như lợi thế vốn có. Nhưng không dự án bất thành vì nhiều người đã tỏ ra không mặn mà với cây chè” Ông Lệ bảo thế.

Bao giờ thu mua, chế biến chè thoát khỏi cảnh đìu hiu?
Bao giờ thu mua, chế biến chè thoát khỏi cảnh đìu hiu?

Có quá nhiều khó khăn trong việc phát triển loại cây này. Rào cản đầu tiên phải kể đến là vốn. Đầu tư trồng mới 1ha cây chè hết khoảng 60-65 triệu đồng, một khoản tiền khá lớn đối với các hộ vùng cao, nhất là với những hộ nghèo. Hạ tầng cơ sở cũng là một trong những nguyên nhân khiến người trồng chè e ngại. Khác với loại cây trồng khác, cây chè có những đặc trưng riêng nên nói gì thì nói, để loại cây này phát triển phải xây dựng vùng quy hoạch tập trung. Có như vậy người trồng chè mới chuyên tâm với công việc của mình. Trồng chè phải gắn với chế biến vì nếu hái xong không chế biến trong vòng 7-9 tiếng hương vị chè sẽ dần mất. Còn nữa quy trình phun thuốc cũng đạt hiệu quả cao, bởi nếu trồng xen dắm loại thuốc bảo vệ thực vật chỉ khiến các loại côn trùng tìm nơi trú ẩn vào các bụi cậy gần đó rồi hồi sức và quay lại phá hại cây chè.

Mặc dù trong những năm gần đây tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ với người trồng chè, tuy nhiên với 400 đồng/ bầu là quá ít so với 1.100 đồng/ bầu. Vì vậy chỉ có rất ít hộ tham gia nhằm cải thiện cuộc sống gia đình mà thôi. Bài toán mà người dân nghèo tính đến là trồng keo hay cao su. Nếu trồng keo, chỉ cần bỏ ra 10 triệu đồng/ha, trong đó nhà nước hỗ trợ 1,5 triệu đồng, sau 4-5 năm người dân có thể thu hoạch một khoản tiền 40 triệu đồng. Trồng cây cao su chi phí còn cao hơn cây chè (70 triệu đồng/ha) nhưng tất tần tật các khoản tiền, từ giống, phân bón, đến thu mua đều do công ty bỏ ra. Thế cho nên đầu tư trồng chè không là sự lựa chọn của nhiều người

Cho đến nay một số gia đình gia đình có vườn chè đạt năng suất 15-20 tấn/ha, thu nhập bình quân từ 80-110 triệu đồng/ha/năm. Và, không có nhiều người may mắn như vậy, khi miếng cơm manh áo đang là gánh nặng, là nỗi lo thường trực, thu hoạch chè chỉ đủ để họ cầm cự qua ngày. Tương lai của cây chè rồi đây sẽ như thế nào?. Đó chính là trăn trở của nhiều người. Một dự án mới sẽ được tái khởi động sau lần vấp ngã đầu tiên đã khiến những người trong cuộc mất niềm tin. Vì vậy, nếu không có một chiến lược đầu tư mới ngay từ bây giờ và một lộ trình dài hơi, tin rằng cây chè dần biến mất. Nếu tồn tại cũng chỉ ở loại cây xóa đói giảm nghèo mà thôi.

Đọc thêm

Việt Nam 1-0 Indonesia: Rộng cửa vào bán kết

Việt Nam 1-0 Indonesia: Rộng cửa vào bán kết

Chiến thắng 1-0 trước ĐT Indonesia không chỉ giúp ĐT Việt Nam chấm dứt chuỗi trận thua liên tiếp trước đối thủ này trong năm 2024, mà “Những chiến binh sao Vàng” cũng rộng cửa vào bán kết sau khi có 3 điểm trước đại diện đất nước vạn đảo.
Thái Lan thị uy sức mạnh số 1 bóng đá Đông Nam Á

Thái Lan thị uy sức mạnh số 1 bóng đá Đông Nam Á

Thái Lan vừa có trận ra quân tại ASEAN Cup 2024 gặp Timor Leste và thắng đậm đến 10-0, qua đó cho thấy sức mạnh của một ông lớn của khu vực Đông Nam Á và đang là ứng viên số 1 của cuộc đua vô địch kỳ này.