Xoá "chuồng trống"

" Đại dịch tai xanh" vào dịp tháng ba năm ngoái đã làm cho hàng trăm gia đình xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh)) khuynh gia bại sản. Nhưng nhờ sự hỗ trợ kịp thời nguồn vốn chính phủ, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của địa phương phong trào xoá chuồng trống đã làm không khí trong thôn vui hẳn lên...

Tai họa bất ngờ

Nhắc lại chuyện dịch lợn tai xanh, bác Võ Văn Cương ở thôn Nam Đường xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên) đến bây giờ vẫn chưa hết bàng hoàng. Đang làm ăn yên ổn bỗng chốc vốn liếng cả gia đình khánh kiệt. Chưa bao giờ xứ sở đất Cẩm Bình mỗi thôn lại hình thành một "nghĩa địa" lợnvới những hố sâu xác phủ đầy vôi bột.. Vôi bột rắc trắng các chuồng trại đang bỏ ngõ vôi bột rắc trắng đường đi. Hơn 40 tấn vôi được trên đưa xuống dùng để tẩy uế dịch tai xanh cho các chủ hộ đang chăn nuôi gia súc gia cầm mới biết căn bệnh nguy hiểm đến mức nào.

Bác Việt đang vệ sinh cho đàn lợn
Bác Việt đang vệ sinh cho đàn lợn

Ông Trần Hữu Quý Bí thư Đảng uỷ xã Cẩm Bình cho tôi biết: " Toàn xã gần 3000 con lợn chết vì dịch và lợn nhiễm dịch bị thiêu huỷ, thiệt hại hơn 8 tỷ đồng. Tập quán ở đây ai cũng biết chỉ trồng trọt và chăn nuôi. Chăn nuôi khi bị mất vốn thì đảo lộn toàn bộ sinh hoạt cả gia đình". Ngay cả gia đình ông Quý và hàng chục hộ gia đình khác nằm trong tốp "câu lạc bộ 30 con" đã bị huỷ diệt cả đàn, tính sơ bộ gia đình ông bí thư xã đã mất tong gần 40 triệu đồng.

Xem chuồng nhìn lợn béo

Đổi lại những ngày buồn chán và thất vọng, hôm nay trở lại đất Cẩm Bình không khí quê nhà vui hẳn lên.Vừa mới đặt chân xuống đầu làng đã thấy những khu vườn "mướt xanh như ngọc". Dưới bờ tre bụi chuối, bóng ổi bóng na nhà nào cũng dành vài thửa để trồng khoai lang, nơi thấp trũng thả môn thả muống. Một nguồn thức ăn cho lợn khá dễ làm được duy trì theo tập quán người dân tự bao đời nay. Ngoài nguồn thức ăn tăng trọng để lợn nhanh tăng cân chóng lớn thì món rau ngô, cám gạo, chuối.. vẫn là món hợp khẩu vị với bất cứ giống lợn nào.

Anh Đặng Quốc Hải - Chủ tịch UBND xã trên đường dẫn khách vào thăm một số mẫu hình được phục hồi sớm nhất trong phong trào " xoá chuồng trống " cung cấp thêm cho tôi những thông tin mới: Sau "đại hoạ tai xanh" Cẩm Bình đã được " phao bơi cứu sinh" đó là tiền hỗ trợ của chính phủ để dân tiếp tục phục hồi chăn nuôi. Lúc nghe tin cả xã được cấp gần 3, 8 tỷ đồng ai cũng thấy phấn chấn, mọi ưu phiền và mặc cảm bỗng dưng biến mất.Tiền hỗ trợ được công khai dân chủ xuống tận từng thôn, mức hỗ trợ tuỳ theo thiệt hại ở từng đối tượng . Anh cán bộ phụ trách nông nghiệp đi cùng tiết lộ thêm: " Điều hay nhất ở xã này sức mạnh từ cộng đồng rất lớn mọi cuộc họp dù lớn hay nhỏ dân đều tham dự đầy đủ, nhờ thế khi triển khai các lớp tập huấn về kiến thức chăn nuôi ai cũng lĩnh hội được ".

Dân thấy lợi ích thiết thực trong làm ăn dân dân càng thấm thía nâng cao tầm nhìn, cán bộ xã khi

Theo thống kê của xã, Cẩm bình hiện có 1270 gia đình với diện tích đất canh tác 530ha, đất tự nhiên hơn 1000 ha. Bình quân lương thực vào tốp đầu của Hà Tĩnh 920 kg/người. Điều kiện khí hậu và đất đai lương thực rất thuận lợi cho nghề chăn nuôi. Năm 2009 sẽ đưa tổng đàn lợn của địa phương lên 10 ngàn con .

được dân đồng thuận lại hăng hái nhiệt tình hơn. Không những họ tư vấn cho dân chọn lợn giống tốt khoẻ ăn, mắn đẻ mà dịch vụ hợp tác xã còn đứng ra mua giống và thức ăn cho những người chăn nuôi trong toàn xã khi những gia đình không có điều kiện tiếp cận thị trường. Nhằm ngăn chặn những mầm hoạ cho lợn quê không xẩy ra nữa ngoài phun thuốc tẩy uế, xã đã xây dựng một lò giết mổ tập trung, nguồn lợn đưa ra giết mổ có sự kiểm soát chặt chẽ mạng lưới thú y xã. Sau sự tổn thất quá lớn này ý thức phòng ngừa dịch và bảo vệ sức khoẻ cho lợn được mọi nhà chăm lo chu đáo hơn. Cán bộ thú y chẳng mấy khi nhàn nhã, tủ thuốc thú y hơn một ngàn liều vắc xin nhưng hết đầy lại vơi bởi ngày nào cũng có người mời cán bộ thú y xã đến tiêm phòng bệnh cho lợn.

Trở lại thôn Đông Đường tôi gặp lại bác Trần Văn Việt - một trong những gia đình nuôi lợn bị dịch tai xanh tổn thất lớn nhất thôn. Vừa mới chạm sân nhà bác nói to " Chú biết không hội phụ nữ xã Cẩm Bình phát động, xã trích ngân sách và ai nuôi được từ 20 con -30 con được lĩnh thưởng 1 triệu đồng. Bà xã tôi đăng ký thi đua cả xã hơn 100 gia đình đăng ký". Tôi đảo mắt nhìn xuống gian nhà dưới thấy cả gian nhà bề bộn thức ăn cho lợn, nguồn thức ăn khá đa dạng, thứ đóng thành bì, thứ cho vào chum vào vại. Chỗ này là ngô răng ngựa, chỗ kia khoai lang sắn lát đã phơi khô. Rồi thêm nguồn thức ăn tăng trọng, bà Xuân vợ bác vừa nhận về. Đứa cháu gái út hôm nay nghỉ học đang giúp bố khuấy chín chảo cám lợn to đùng trên bếp.

Bác Việt dẫn tôi xem đàn lợn mới bác đang nuôi, chuồng hiện có 20 con lợn (8 con lợn nái và 12 con lợn thịt 8). Con nào cũng được thú y tiêm phòng dịch và lớn nhanh như thổi. Thấy bác Việt đưa vòi nước vào đàn lợn biết chúng sẽ được " vệ sinh thân thể " nên đồng hành đứng dậy. Nước tia vào bụng, nước xối vào lưng, con nào con nấy khoái chí mắt nhắm tít lại. Bà Xuân đứng bên cạnh chồng vui vẻ thông báo tin vui nuôi lợn : Sáu tháng vừa rồi tiền lãi từ nuôi lợn đã hơn 10 triệu đồng, dự kiến cuối năm doanh thu đàn lợn trong gia đình đạt khoảng 60 triệu đồng.

Chị Vinh với con lợn nái giống tốt mới nuôi
Chị Vinh với con lợn nái giống tốt mới nuôi

Rời thôn Đông Đường tôi tiếp tục theo anh cán bộ phòng nông nghiệp tới vợ chồng anh Nguyễn Đình Nhật ở thôn Vĩnh Lợi. Đây là cặp vợ chồng trẻ ở thôn Vinh Lợi được xếp danh sách siêng năng và làm ăn có kế hoạch nhất thôn . Mới ngoài ba mươi tuổi, nuôi hai đứa con nhỏ lại xây được nhà cửa khang trang chỉ bằng chăn nuôi và làm ruộng quả đáng khâm phục. Chị Vinh tâm sự " Hồi đưa lợn đi thiêu huỷ nhà em mất tới 30 con, cứ nghĩ tới lợn mất em trằn trọt suốt sáng. May sao có tiền hỗ trợ của nhà nước không thì chúng em từ bỏ nghề chăn nuôi. Nhận được 32 triệu đồng vợ chồng em mừng như đang chết đuối đuợc người dìu lên bờ. Số tiền này em dành 10 triệu đồng mua thức ăn cho lợn, số còn lại mua giống để nhân đàn ".

. Bí quyết trong nghề chăn nuôi của chị là lợn không được ăn bẩn, ngủ bẩn. Tôi tận mắt xem chuồng trại của chị, một trong những chuồng trại mẫu của đất Cẩm Bình " mùa hè lợn thoáng mát, mùa đông lợn ấm áp ngủ ngon". Với diện tích 70 m2 được chia thành 6 ô mỗi ô chứa 8 con - 10 con lợn. Nền được ghép gạch, máng ăn đúc xi măng, công việc vệ sinh chuồng trại hàng ngày được trang bị bằng nguồn nước sạch và hệ thống vòi bơm tự động. Anh Nhật chồng chị siêng năng cũng không kém vợ, chiếc xe máy của anh như con ngựa chiến khi nhận lệnh "bà xã" là sẵn sàng lên đường. Năm 2009 này gia đình anh Nhật đã có nguồn dự trữ hơn 12 tấn thức ăn và nuôi ba lứa lợn, mỗi lứa nuôi 30 con, gia đình anh sẽ có nguồn lãi hơn 50 triệu đồng.

Tôi nhìn đàn lợn của chị Vinh đang sục vào máng ăn hối hả, lòng vẫn thầm mong sau đại dịch tai xanh, hồng phúc và duyên may trong làm ăn luôn đến với gia đình chị và người dân trên đất Cẩm Bình .

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast