Khách du lịch mua sắm tại một cửa hàng ở thủ đô Manama, Bahrain. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Gói hỗ trợ này sẽ được thực hiện thông qua khoản vay dài hạn không lãi suất theo lộ trình đã nhất trí.
Chính phủ Bahrain cùng ngày cũng thông báo một gói cải cách nhằm tiết kiệm khoảng 2,12 tỷ USD mỗi năm và loại bỏ thâm hụt ngân sách vào năm 2022.
Chương trình cải cách này bao gồm việc giảm chi tiêu công và sử dụng ngân sách không hiệu quả kết hợp đơn giản hoá các thủ tục hành chính và tăng nguồn thu phi dầu mỏ.
Kinh tế Bahrain đã bị giáng một đòn mạnh do giá dầu sụt giảm vào năm 2014 và cần sự trợ giúp từ các nước láng giềng nhằm ngăn chặn tình trạng nợ công tăng cao, nguy cơ dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế.
Hồi tháng 3, Bahrain buộc phải huỷ chương trình bán trái phiếu chính phủ do các nhà đầu tư yêu cầu lãi suất cao hơn, làm dấy lên lo ngại về khả năng nước này có thể tiếp cận với các thị trường quốc tế.
Cùng ngày, nguồn tin chính phủ cho biết Jordan đã nhận hơn 1 tỷ USD viện trợ tài chính từ 3 nước vùng Vịnh trên, coi đây như một phần trong gói cứu trợ bổ sung nhằm giúp nước này giảm bớt khó khăn trong cuộc khủng hoảng kinh tế.
Trước đó, hồi tháng 6, Saudi Arabia, Kuwait và UAE đã đề xuất gói cứu trợ trị giá 2,5 tỷ USD cho Jordan sau làn sóng biểu tình khiến nước này rơi vào tình trạng lao đao./