"Tránh các thực phẩm tẩm đường". Nói thì dễ nhưng làm mới khó vì rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn đều đi kèm với chất tạo ngọt để cám dỗ con người ta. Đường là một trong những chất gây “nghiện” nguy hại chắng kém những chất kích thích khác. Nó cám dỗ cả người lớn và trẻ em và dưới sự trợ giúp của các nhà sản xuất thực phẩm đường, bạn vẫn có thể nạp một lượng đường nhiều hơn bạn nghĩ.
Các nhà khoa học đã tính toán được lượng đường có trong thực phẩm được thiết kế để khiến bạn ưa thích đồ ăn cũng là lượng đường khiến bạn mắc nhiều vấn đề sức khỏe hơn. Điều này thực sự rất nguy hiểm nhất là những người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc béo phì.
Đường có thể không có trong danh sách thành phần trên nhãn thực phẩm
Bạn có thể nhận ra được đường có trong bánh kẹo hoặc các đồ ngọt nhưng rất khó có thể nhận ra sự hiện diện của đường trong nước sốt, gia vị, trong món salat trộn, và các thực phẩm đóng hộp khác. Ví dụ 2 thìa sốt thịt nướng có khoảng 10 gram đường (tương đương 5 thìa cà phê đường).
Bạn chưa chắc đã nhận ra hết tên gọi của đường mà nhà sản xuất sử dụng. Tất nhiên là đường hay glucose hay sucrose hay fructose thì dễ rồi nhưng có thể bạn chưa biết rằng Dextran, Ethyl Malton hoặc Panela cũng là chất được dùng để tạo ngọt trong thực phẩm.
Các công ty thực phẩm cũng có thể tuyên bố sản phẩm của họ không có đường tinh luyện nhưng không có nghĩa là nó không có đường. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh các có chất tạo ngọt nào được gọi là có lợi cho sức khỏe. Cho dù đồ ăn có được gắn nhãn là sử dụng các loại đường thiên nhiên như mật ong hay đường trái cây thì bạn cũng đang nạp vào cơ thể một lượng đường khó kiểm soát được.
Các tên gọi khác của đường
Có nhiều loại khác nhau của đường khô hoặc các loại siro không được bạn chú ý khi đọc nhãn thực phẩm. Cũng nên lưu ý thêm là thành phần của sản phẩm được liệt kê theo thứ tự xuất hiện của nó trong thực phẩm.
Có thể có rất nhiều thành phần đầu tiên trước thành phần thứ hai trong nhãn. Điều này có nghĩa là mặc dù đường đứng thứ tư nhưng không có nghĩa là nó là thành phần chính thứ 4 trong thực phẩm. Dưới dây là một sô tên gọi khác của đường:
Blackstrap molasses | Buttered syrup | Cane juice crystals | Evaporated cane juice |
Caramel | Carob syrup | Fruit juice | Honey |
Fruit juice concentrate | Brown rice syrup | Corn syrup solids | Florida crystals |
Golden syrup | Maple syrup | Molasses | Refiner’s syrup |
Sorghum syrup | Sucanat | Treacle | Turbinado |
Barley malt | Corn syrup | Dextrin | Dextrose |
Diastatic malt | Ethyl maltol | Glucose | Glucose solids |
Lactose | Malt syrup | Maltose | D-ribose |
Rice syrup | Galactose | Maltodextrin | Castor |
Đường ở dạng lỏng thậm chí còn nguy hiểm hơn
Thêm đường dưới mọi hình thức nào đều có hại cho sức khỏe nhưng ở dạng lỏng thì còn nguy hiểm hơn bơi chúng ẩn giấu dưới dạng đi kèm với cac chất khác với hy vọng giảm bớt tác dụng xấu của đường trong cơ thể. Nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường ở dạng nào cũng đều có những tác dụng tiêu cực . Nghĩa là việc bạn tiêu thụ nước ép hoa quả có sẵn cũng không làm bạn cảm thấy đỡ tội lỗi so với việc ăn các đồ ngọt đâu.
Các loại đường khác cũng là vấn đề lớn
Trong nhiều năm người ta thuyết phục người tiêu dùng rằng ăn siro ngô (HFCS) vừa ngon lại vừa lành mạnh hơn , tương tự thì fructose cũng được cho là như thế nhưng những loại đường này lại dễ dàng chuyển hóa ở gan và càng tiêu thụ nhiều thì càng làm tăng các rối loạn chuyển hóa mỡ, cholesterol và gây ra kháng insulin.
TS, BS Trương Hồng Sơn