Cải cách sẽ giúp Việt Nam duy trì vị trí đi đầu ở châu Á

Dù còn nhiều thách thức nhưng theo HSBC, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục thể hiện rất tốt. Chính phủ đang đặt trọng tâm vào cải cách cơ cấu, quá trình này sẽ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của Việt Nam hơn bao giờ hết.

cai cach se giup viet nam duy tri vi tri di dau o chau a

Trong báo cáo triển vọng thị trường Việt Nam với chủ đề “Mọi trông đợi đều đổ dồn vào cải cách”, Ngân hàng HSBC nhận định, Việt Nam vẫn có nhiều khả năng duy trì vị trí đi đầu ở châu Á với GDP tăng trưởng nhanh, miễn là các cuộc cải cách phải được thực hiện.

Điểm sáng sản xuất và thu hút FDI

Theo tổ chức này, kinh tế Việt Nam có hai điều “đáng được hoan nghênh”. Trong đó, sản xuất vẫn đang là lĩnh vực vô cùng quan trọng tại Việt Nam vì đang nhận dòng vốn FDI nhiều nhất. Trong tháng 8, chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) của ngành sản xuất đã tăng lên 52,2 điểm, từ 51,9 điểm của tháng trước. PMI tiếp tục tăng trưởng tháng thứ chín liên tiếp rất có ý nghĩa trong bối cảnh một số nước châu Á và hầu hết các nền kinh tế phương Tây đang phải vật lộn để giữ trên mức có tăng trưởng.

Cùng với đó, mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang gặp rất nhiều khó khăn, nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa của Việt Nam vẫn khá mạnh mẽ. Xuất khẩu trong tháng 8/2016 đã tăng 8,0% so với cùng kỳ năm ngoái và nhập khẩu tăng 8,2% so với cùng kỳ. Trong cả hai trường hợp, các lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng mạnh hơn các lĩnh vực trong nước, giúp thặng dư thương mại tháng 8 gia tăng 572,5 triệu USD, nâng mức thặng dư từ đầu năm đến nay là 2,87 tỷ USD.

Thỏa thuận TPP đang bị cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống Mỹ ngắt ngang. Tuy nhiên theo HSBC, bất kể số phận của thỏa thuận TPP như thế nào, Việt Nam vẫn đang vươn lên phía trước với kế hoạch cắt giảm thuế và loại bỏ bớt những rào cản cho các doanh nghiệp để giúp họ có thêm năng lực cạnh tranh trên trường thế giới.

Tương tự như vậy, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn bao giờ hết với nguồn vốn FDI tiếp tục chảy đều đặn vào nền kinh tế. Từ đầu năm đến tháng 8, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã đạt 9,8 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2015. Các lĩnh vực sản xuất và chế biến thu hút dòng vốn FDI lớn nhất chiếm 73% trong tổng số, tiếp theo là bất động sản chiếm 6% và lĩnh vực khoa học và công nghệ chiếm 4,3%.

Tuy nhiên cũng theo HSBC, có những vấn đề cần lưu ý đối với kinh tế Việt Nam. Trong đó, mặc dù lạm phát hiện tại không phải là một mối quan ngại lớn do vẫn được duy trì ở dưới mức mục tiêu 5%, nhưng cũng cần phải theo dõi sát sao chỉ số này vì áp lực giá cả đang ngày càng tăng.

Lạm phát mỗi tháng đều tăng và trong tháng 9 đã đạt mức 3,3%. Trong khi đó, lạm phát cơ bản của tháng 9 cũng tăng đạt mức 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi giảm nhẹ trong tháng 8. Đáng chú ý là giá cả thực phẩm và nhiên liệu đều tăng trong tháng 9. Cùng với đó là chi phí giáo dục gia tăng đáng kể khi nhiều tỉnh thành đã điều chỉnh học phí theo lộ trình.

Chưa hết, Hội đồng Tiền lương quốc gia vừa quyết định tăng mức lương tối thiểu trung bình hàng tháng thêm 7,3% cho người lao động trên toàn quốc bắt đầu từ năm 2017. Mặc dù đây là mức tăng hàng năm thấp nhất kể từ năm 1997, nhưng mức tăng trung bình này theo HSBC, vẫn còn cao hơn mức lạm phát hiện tại và vì vậy, có thể sẽ thúc đẩy lần tăng giá thứ hai.

Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng

Mặc dù có những thách thức, nhưng HSBC cho rằng, Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều triển vọng tăng trưởng. Đơn cử như cả nước đã ký nhiều hợp đồng thương mại, bao gồm cả với Hàn Quốc, Nhật Bản, và Liên minh châu Âu. Trong khi đó, hội nhập ASEAN cũng đang được tiến hành. Vì vậy, ngay cả khi thỏa thuận TPP thất bại, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục được hưởng lợi từ việc gia tăng thâm nhập vào các thị trường của các đối tác thương mại chính.

Tuy nhiên, tổ chức này nhấn mạnh, cải cách trong nước vẫn có ý nghĩa quan trọng nhất cho sự tăng trưởng bền vững.

Đáng chú ý, để bắt đầu quá trình cải cách, Bộ Tài chính đã cam kết cải thiện việc thu ngân sách trong những tháng còn lại của năm bằng cách thắt chặt quản lý thuế, đặc biệt là nợ. Hai ví dụ được HSBC đưa ra là mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 áp dụng cho dòng xe hơi sang trọng; và nỗ lực để kiềm chế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng, khuyến khích việc sử dụng các loại xe mới tiết kiệm năng lượng thông qua việc tăng thuế đối với xe đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam.

Cùng với đó, Việt Nam cũng đang cố gắng đẩy nhanh quá trình bán các công ty nhà nước và loại bỏ trần sở hữu nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định. Đồng thời, để giúp các DNNN minh bạch về giá cả và thông tin, Bộ Tài chính cũng đang cân nhắc sử dụng "phương pháp dựng sổ" trong việc bán cổ phần nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước. Phương pháp mới này, theo HSBC, có thể sẽ giúp DNNN thu hút các nhà đầu tư chiến lược vì giá bán đã được quyết định dựa trên nghiên cứu về nhu cầu thị trường và thông qua các cuộc thương lượng với người mua lớn ngay từ giai đoạn ban đầu.

“Nói rộng ra, Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng. Sự tiến triển ổn định về cải cách sẽ giúp Việt Nam duy trì vị trí một trong những quốc gia đi đầu ở châu Á”, báo cáo của HSBC nhận định./.

Theo Thời báo Tài chính

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.