Cẩm Xuyên bế giảng 2 lớp chăn nuôi gia cầm cho hộ nghèo

(Baohatinh.vn) - 50 hộ nghèo, hộ cận nghèo ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa hoàn thành khóa đào tạo chăn nuôi gia cầm để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sáng 14/8, Phòng LĐ-TB&XH huyện Cẩm Xuyên phối hợp với Trường Trung cấp nghề Lý Tự Trọng (Tỉnh đoàn Hà Tĩnh) tổ chức lễ bế giảng 2 lớp chăn nuôi gia cầm cho 50 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 2 xã: Nam Phúc Thăng và Cẩm Mỹ.

7021.jpg
Các đơn vị liên quan trao giấy chứng nhận tốt nghiệp cho các học viên lớp chăn nuôi gia cầm xã Cẩm Mỹ.

Qua 2 tháng đào tạo (từ tháng 6 - tháng 8/2024), 2 lớp chăn nuôi gia cầm ở các xã Nam Phúc Thăng và Cẩm Mỹ đã truyền đạt cho học viên những kiến thức, kỹ thuật về chăn nuôi. Với phương pháp giảng dạy đi đôi với thực hành, các học viên đã được hướng dẫn phương pháp chọn con giống chất lượng; cách chăm sóc và phòng trừ bệnh cho gia cầm; cách tự hoạch toán...

Trên tinh thần học tập nghiêm túc, các học viên đã tham gia thảo luận sôi nổi, tích cực nghiên cứu để tiếp thu kiến thức, kỹ năng về chăn nuôi. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, áp dụng kiến thức với thực tế, phù hợp với nhu cầu, giúp người chăn nuôi xây dựng các mô hình nuôi gia cầm an toàn, tạo sản phẩm hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ,

7004.jpg
Học viên lớp chăn nuôi gia cầm xã Nam Phúc Thăng nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp chăn nuôi gia cầm.

Kết thúc khóa học, 50 học viên đủ điều kiện tham gia làm bài kiểm tra và qua kết quả chấm điểm, 100% học viên được cấp giấy chứng nhận nghề chăn nuôi gà.

Tại lễ bế giảng, các học viên được cấp giấy chứng nhận nghề chăn nuôi gia cầm. Sau khóa học, học viên được hỗ trợ con giống để xây dựng mô hình chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đội ngũ học viên được đào tạo cũng sẽ trở thành lực lượng nòng cốt tuyên truyền cho người dân thay đổi tư duy, cách làm trong chăn nuôi; góp phần nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.