Campuchia và Lào đạt thỏa thuận giải quyết vấn đề biên giới

Sau cuộc gặp kín hơn 2 giờ tại Phnom Penh, hai nhà lãnh đạo của Campuchia và Lào đã nhất trí 4 điểm quan trọng trong giải quyết vấn đề biên giới.

campuchia va lao dat thoa thuan giai quyet van de bien gioi

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Lào Thoungloun Sisoulith (phải) bắt tay trong cuộc họp báo tổ chức ở Phnom Penh ngày 1-9 - Ảnh chụp màn hình

Theo báo Bangkok Post của Thái Lan, sáng 1-9, tại thủ đô Phnom Penh, sau cuộc gặp kín dài hơn 2 giờ đồng hồ tại Cung Hòa Bình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Lào Thongloun Sisulith đã tổ chức họp báo về vấn đề biên giới giữa hai nước.

Tại cuộc họp báo, Thủ tướng Hun Sen khẳng định cuộc gặp giữa Thủ tướng hai nước lần này là giai đoạn quan trọng, nhằm đưa hai nước tiến tới giải quyết dứt điểm các vấn đề biên giới còn tồn đọng.

Nhà lãnh đạo Campuchia đồng thời nhấn mạnh rằng nếu không có mối quan hệ gần gũi hơn 30 năm giữa hai Thủ tướng, vấn đề biên giới giữa hai nước sẽ rất khó giải quyết.

Thủ tướng Hun Sen cho biết hai vị đã nhất trí 4 điểm quan trọng trong cuộc gặp này.

Một là, trong vài ngày tới, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước sẽ tiến hành họp tại thủ đô Phnom Penh để thảo luận, tìm kiếm và thống nhất các giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề biên giới còn tồn đọng.

Hai là, phía Lào đồng ý kiểm tra, giải quyết 4 điểm còn tồn đọng theo đề nghị của phía Campuchia được nêu trong thư của Thủ tướng Hun Sen gửi Thủ tướng Lào.

Ba là, hai bên thống nhất để Ủy ban Biên giới hai nước xuống thực địa khu vực O"Tangav xem xét và phân định biên giới tại khu vực này.

Bốn là, hai Thủ tướng sẽ cùng ký vào bức thư đề nghị tổng thống Pháp hỗ trợ chuyển bản vẽ bản đồ biên giới Campuchia - Lào do Pháp vẽ trước đây từ tỉ lệ 1/100.000 sang bản đồ tỉ lệ 1/50.000 và cung cấp các tài liệu liên quan đến biên giới hai nước.

"Chúng tôi cũng sẽ đề nghị phía Pháp hỗ trợ mọi tài liệu liên quan vấn đề biên giới giữa Campuchia và Lào", Thủ tướng Hun Sen tuyên bố tại họp báo.

Thủ tướng Hun Sen khẳng định cuộc gặp này là nhằm giải quyết cả gói các vấn đề còn tồn đọng giữa biên giới hai nước, mà không chỉ giải quyết từng vấn đề cụ thể.

Thủ tướng Lào đồng ý với 4 điểm Thủ tướng Hun Sen nêu nói trên, đồng thời khẳng định quan hệ trực tiếp giữa hai Thủ tướng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề còn bất đồng.

Nhà lãnh đạo Lào đồng thời tin tưởng rằng vấn đề biên giới giữa hai nước sẽ được giải quyết trên tinh thần hữu nghị, công bằng, bằng các biện pháp hòa bình và không ai có quyền can thiệp.

Thủ tướng Lào cho biết ông đồng ý giải quyết vấn đề tranh chấp ở các cột mốc biên giới 033, 017, 032 và ở khu vực O’Svay thuộc tỉnh Strung Treng của Campuchia.

campuchia va lao dat thoa thuan giai quyet van de bien gioi

Binh sĩ Campuchia di chuyển ở thủ đô Phnom Penh ngày 12-8 trong bối cảnh được cho là lên biên giới với Lào - Ảnh: AFP

Trước đó, trong cuộc gặp ngày 12-8 tại thủ đô Vientiane của Lào, hai Thủ tướng cũng đã nhất trí hai bên sẽ cùng rút quân ra khỏi khu vực biên giới giữa tỉnh Attapue của Lào và tỉnh Strung Treng của Campuchia.

Căng thẳng giữa hai nước bất ngờ leo thang khi Thủ tướng Hun Sen, vào ngày 11-8, thông báo điều động binh lính, pháo và xe tải đến biên giới Lào và ra tối hậu thư để các binh lính Lào xâm phạm lãnh thổ Campuchia phải rút trước ngày 17-8. Ông thậm chí đe dọa động binh nếu Lào không rút quân.

Theo báo Bangkok Post, phía Campuchia cho rằng 30 binh sĩ Lào đã thâm nhập vào khu vực Strung Treng của Campuchia.

Sau đó, Thủ tướng Hun Sen bay sang Vientiane và gặp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith trong ngày 12-8.

Trong cuộc họp báo chung sau đó được truyền trực tiếp trên trang Facebook của ông Hun Sen, Thủ tướng Thongloun Sisoulith cho biết "tôi đã ra lệnh các cơ quan chức năng liên quan rút quân tại khu vực biên giới trước sáng mai (tức 13-8)".

Hiện tại có 121 trong số 145 cột mốc trên biên giới dài 533 km giữa hai nước Campuchia và Lào đã được cắm.

Theo Tuổi trẻ

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.