(Baohatinh.vn) - Lãnh đạo thành phố Hà Tĩnh giao các phòng, ban, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm những kiến nghị của công dân; cần tuyên truyền, giải thích các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức cho công dân.
Sáng 17/1, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Tĩnh Nguyễn Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Quang Đức chủ trì phiên tiếp dân định kỳ tháng 1/2023.
Theo báo cáo của Ban Tiếp công dân thành phố Hà Tĩnh, tổng số vụ việc chưa giải quyết dứt điểm tại các phiên tiếp công dân trước là 7 vụ việc.
Trong đó, 2 vụ việc cơ bản giải quyết hoàn thành; 5 vụ việc thuộc thẩm quyền của tỉnh, thành phố và phường, xã nhưng chưa hoàn thành hoặc chưa được giải quyết dứt điểm.
Đại diện Văn phòng Thành ủy giải trình những vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm trong các phiên tiếp công dân trước.
5 vụ việc chưa giải quyết dứt điểm gồm: bà Lê Thị Vân ở phường Văn Yên kiến nghị về hành vi xâm phạm trái phép nhà ở và quyền sử dụng đất hợp pháp của bà; ông Trần Huy Tụ ở xã Thạch Bình kiến nghị việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; vụ việc các ông Lê Hữu Tam, Nguyễn Trọng Tưng, Lê Hữu Sáng, Dương Văn Phú ở phường Văn Yên, thành phố Hà Tĩnh và ông Nguyễn Văn Thành ở xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên kiến nghị liên quan đến việc cấp đổi đất; bà Hồ Thị Nhung ở phường Thạch Linh phản ánh về hành vi lấn chiếm đất công của ông Dương Bá Thi và Đinh Văn Đệ.
Sau khi nghe báo cáo, lãnh đạo các phòng, ban, địa phương đã thông tin tiến độ, nguyên nhân các vụ việc chưa xử lý dứt điểm, đồng thời đề xuất phương án để tiếp tục giải quyết trong thời gian tới.
Trưởng phòng TN&MT thành phố Thân Viết Văn giải trình một số kiến nghị của công dân liên quan đến vấn đề đất đai.
Trong sáng nay, Ban Tiếp công dân thành phố đã tiếp nhận 1 vụ việc của công dân. Ban Tiếp công dân và lãnh đạo các phòng ban của TP Hà Tĩnh đã trực tiếp giải thích, hướng dẫn cho công dân các thủ tục, thông tin liên quan.
Lãnh đạo TP Hà Tĩnh đề nghị cần phải tiếp tục chú trọng, xem việc tiếp công dân là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng trong năm 2023 nhằm giải quyết các kiến nghị của công dân một cách thấu đáo, đúng pháp luật, tránh kéo dài vụ việc dẫn đến phát sinh điểm nóng.
Lãnh đạo thành phố cũng đã phân tích từng vụ việc cụ thể và giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị; Văn phòng Thành ủy có trách nhiệm phối hợp với Ban Tiếp công dân thành phố để tổng hợp các vụ việc và tiến độ xử lý đầy đủ. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền cần đẩy nhanh quá trình giải quyết các vụ việc tồn đọng; trong lúc xử lý các vụ việc, cần tuyên truyền, giải thích những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của công dân.
Lãnh đạo tỉnh và các địa phương ở Hà Tĩnh đã đẩy mạnh tiếp dân, đối thoại, giải quyết hiệu quả các khiếu nại kéo dài, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Trong ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tiến hành thảo luận ở tổ về nội dung này.
Bộ Nội vụ cho biết sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm đầu ra.
Với số điểm 66,16, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của Hà Tĩnh xếp thứ hạng 46 trên cả nước theo thứ tự điểm số, tăng 8 bậc so với năm 2023.
20 chi cục thuế khu vực và 20 Kho bạc Nhà nước khu vực sẽ được tổ chức lại lần lượt thành 34 thuế và 34 Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Từ ngày 1/8, sẽ kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay, vì vậy, nhiều chức danh sẽ không còn sau khi thực hiện sáp nhập xã.
Hôm nay (2/5), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký tờ trình 1980/Ttr-BNV gửi Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh năm 2025.
Dự kiến, trung tâm phục vụ hành chính công sẽ hỗ trợ UBND xã việc xây dựng chính quyền điện tử và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại địa bàn.
Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Phó Trưởng ban.
Khi nhập nhiều đơn vị hành chính thành một đơn vị mới cùng cấp, Thủ tướng Chính phủ chỉ định lãnh đạo UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định lãnh đạo UBND cấp xã.
HĐND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu toàn văn nghị quyết.
Khi bỏ cấp huyện, Chủ tịch UBND phường được giao thêm nhiều nhiệm vụ của cấp huyện như kiểm tra xây dựng, bảo dưỡng hạ tầng, chống ùn tắc, phòng chống cháy nổ…
Trung tâm hành chính mới của các địa phương ở Hà Tĩnh được chọn phù hợp quy hoạch, đảm bảo không gian phát triển lâu dài, đáp ứng định hướng kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính.
Tại Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh khóa XVIII, các nội dung liên quan tới việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Tĩnh nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu.
Bộ Nội vụ ban hành công văn hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 178, Nghị định 67 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức... trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Thăm và tặng quà tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Văn Kỳ ân cần thăm hỏi, động viên các cụ, các mẹ luôn giữ tinh thần lạc quan, tiếp tục sống vui, sống khỏe.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bỏ quy định thi nâng ngạch, thay bằng việc bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm. Cán bộ xã đáp ứng tiêu chuẩn sẽ được chuyển thành công chức.
Bộ trưởng Nội vụ cho biết các chức danh lãnh đạo chủ chốt tại chính quyền cấp xã sẽ được tổ chức theo hướng kiêm nhiệm để giảm số lượng và không nhất thiết bố trí cấp phó ở các cơ quan chuyên môn.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ đồng, xây dựng trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng Miếu thờ liệt sĩ lòng hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và mở rộng với tổng diện tích khoảng 5.000 mét-vuông.
Hà Tĩnh vừa hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025 với tỷ lệ đồng tình cao hơn 98,8%. Điều đó không chỉ cho thấy đề án được chuẩn bị công phu, đảm bảo chất lượng mà còn thể hiện tinh thần tâm huyết, trách nhiệm của người dân trước thời cơ, vận hội mới của quê hương, đất nước.
HĐND các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân, Thạch Hà, Kỳ Anh, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã biểu quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với tỷ lệ cao.
Hà Tĩnh đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri và nhân dân về dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Quá trình lấy ý kiến một lần nữa cho thấy sự đồng tình cao về chủ trương sắp xếp cũng như sự quan tâm đặc biệt với những vấn đề như tên gọi đơn vị mới hay trung tâm hành chính sau sắp xếp…
Tên các xã, phường mới sau sáp nhập ở Hà Tĩnh được đặt trên cơ sở nghiên cứu kỹ các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa, phát huy lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp xu thế hội nhập…, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 25/4, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn TP Hà Tĩnh.