Cần lắp đặt hệ thống cảnh báo tại các điểm giao nhau với đường ven biển Lộc Hà

(Baohatinh.vn) - Hiện nay, 26 ngã ba và 14 ngã tư giao nhau giữa đường liên xã, liên thôn, ngõ xóm với đường cứu hộ, cứu nạn ven biển huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) chưa có gờ giảm tốc, biển cảnh báo, nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Cần lắp đặt hệ thống cảnh báo tại các điểm giao nhau với đường ven biển Lộc Hà

Ngã tư thôn Đại Yên (giao nhau giữa đường cứu hộ, cứu nạn ven biển Lộc Hà với đường trục xã Thạch Mỹ) luôn tấp nập người, xe cộ nhưng không có gờ giảm tốc, biển cảnh báo mất an toàn.

Dự án nâng cấp, mở rộng đường cứu hộ, cứu nạn ven biển huyện Lộc Hà (hay còn gọi là đường ĐH.112, nối từ xã Phù Lưu đến thị trấn Lộc Hà) có chiều dài gần 7 km đã thực hiện xong với tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng. Đây được xem là một trong những huyết mạch giao thông quan trọng nhất trên địa bàn huyện với lưu lượng người, phương tiện qua lại rất đông, trong đó có nhiều xe trọng tải lớn, học sinh...

Công trình đã xong nhưng hiện nay có nhiều vị trí đang có nguy cơ mất an toàn giao thông bởi dọc tuyến đường mới được nâng cấp, mở rộng này có rất nhiều điểm giao nhau với các trục đường liên thôn, liên xã, ngõ xóm và quốc lộ 281.

Cụ thể: ở thị trấn Lộc Hà có 9 ngã ba, 6 ngã tư; xã Thạch Mỹ 5 ngã ba, 4 ngã tư; xã Phù Lưu có 12 ngã ba, 4 ngã tư. Các điểm giao nhau này là những vị trí khuất tầm nhìn, thiếu điện chiếu sáng, không có biển cảnh báo, thường có nhiều người qua lại nên rất nguy hiểm.

Cần lắp đặt hệ thống cảnh báo tại các điểm giao nhau với đường ven biển Lộc Hà

Ngã tư ở thôn Bắc Sơn (xã Phù Lưu) chưa được vuốt nối và lắp đặt hệ thống đảm bảo ATGT dù nó nằm cạnh 3 trường học, lúc tan tầm lượng người tham gia giao thông rất lớn.

Dù các ngã ba, ngã tư nằm trên trục đường cứu hộ, cứu nạn ven biển Lộc Hà luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng hiện chỉ mới lắp đặt một số biển báo, gờ giảm tốc khu vực đông dân cư ở thị trấn Lộc Hà (do Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Lộc Hà thực hiện).

Còn ở xã Thạch Mỹ và xã Phù Lưu thì chưa có biển báo, gờ giảm tốc (kể cả đường cứu hộ, cứu nạn lẫn các tuyến đường giao thông nông thôn giao nhau với trục đường này) nên nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao và thực tế đã xảy ra một số vụ tai nạn nguy hiểm.

Cần lắp đặt hệ thống cảnh báo tại các điểm giao nhau với đường ven biển Lộc Hà

Hiện trường vụ tai nạn giao thông làm 1 người chết, 1 người bị thương nặng tại ngã tư Bệnh việ Đa khoa huyện Lộc Hà vào ngày 7/8/2022.

Mới đây nhất, vào ngày 29/9, một vụ tai nạn đã xảy ra tại ngã tư thôn Đại Yên (giao nhau giữa đường trục xã Thạch Mỹ với đường cứu hộ, cứu nạn ven biển) khiến 2 phương tiện bị hư hỏng nặng, người bị trầy xước.

Còn trước đó (vào ngày 7/8), tại ngã tư Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà (giao nhau giữa quốc lộ 281 với đường cứu hộ, cứu nạn ven biển) xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng làm 1 người chết, 1 người bị thương nặng, 3 phương tiện bị hư hỏng...

Cần lắp đặt hệ thống cảnh báo tại các điểm giao nhau với đường ven biển Lộc Hà

Những chữ “còi” được viết khắp bức tường, tấm tôn quanh ngã tư thôn Hà Ân (xã Thạch Mỹ). Đây được xem là biện pháp nhắc nhở, cảnh tỉnh người tham gia giao thông khi đi qua khu vực này.

Ông Nguyễn Đức Quang - Chủ tịch UBND xã Phù Lưu cho biết: “Chúng tôi đã có phương án, bố trí kinh phí để sau khi Dự án đường cứu hộ, cứu nạn ven biển Lộc Hà hoàn thiện việc vuốt nối với các trục đường giao thông nông thôn trên địa bàn là tiến hành lắp đặt các biển báo, gờ giảm tốc.

Đối với những đoạn nguy hiểm, nằm trên đường do huyện quản lý thì sẽ kiến nghị, đề xuất với Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Lộc Hà (chủ đầu tư nâng cấp, mở rộng đường) và Ban An toàn giao thông huyện Lộc Hà lắp đặt, xử lý”.

Ông Trần Phi Long - Phó Trưởng BQL các dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Lộc Hà cho biết: “Chúng tôi đang tiến hành làm gờ giảm tốc, lắp đặt hệ thống biển báo ở những vị trí nằm trong hạng mục dự án được phê duyệt.

Còn tại các điểm khác, nhất là những điểm đấu nối với đường trục xã, trục thôn, chúng tôi sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, Ban An toàn giao thông huyện trong việc vuốt nối và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khác”.

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.