Cảnh báo nhiều chiêu trò giả nhân viên y tế để lừa đảo trong mùa dịch

(Baohatinh.vn) - Thủ đoạn có thể xảy ra như: giả dạng nhân viên y tế, mặc trang phục kín đến tận nhà, mời gọi người dân phun thuốc phòng dịch, phát "thuốc diệt khuẩn" để lừa đảo thu tiền của người dân...

Công an TP HCM vừa thông tin việc nhiều đối tượng xấu có thể lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp để thực hiện hành vi trộm, cướp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Cụ thể, Công an TP HCM cảnh báo một số phương thức, thủ đoạn có thể xảy ra như: giả dạng nhân viên y tế, mặc trang phục kín đến tận nhà, mời gọi người dân phun thuốc phòng dịch, phát “thuốc diệt khuẩn” để lừa đảo thu tiền của người dân; hoặc giả mạo nhân viên y tế, đại diện thương mại cho các nhà sản xuất vắc xin COVID-19 thông báo sở hữu, cung cấp dịch vụ hoặc được quyền tiếp cận vắc xin COVID-19 và đề nghị người dân đưa tiền đặt cọc để tiêm chủng sau đó chiếm đoạt hoặc cung cấp vắc xin COVID-19 giả.

Các đối tượng xấu còn giả mạo nhân viên y tế lợi dụng sơ hở của người dân để trộm cắp tài sản hoặc gây mê cướp tài sản.

Ngoài ra, các đối tượng gọi điện thoại thông báo cho người dân nằm trong danh sách bị cách ly và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, truy cập đường link website có chứa mã độc nhằm đánh cắp thông tin cá nhân.

Thủ đoạn khác là gửi các tin nhắn văn bản hoặc tin nhắn đa phương tiện có chứa đường link liên kết đến trang website giả mạo có tên, địa chỉ truy cập và hình thức gần giống website chính thức của các ngân hàng, tổ chức tài chính, trung gian thanh toán yêu cầu người nhận cung cấp thông tin trên website giả mạo để đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cũng cảnh báo một số đối tượng giả dạng thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của địa phương hoặc cán bộ y tế xã, phường đến từng nhà để phát khẩu trang miễn phí.

Khẩu trang này được bọn chúng tẩm thuốc mê nhằm dễ bề thực hiện hành vi trộm, cướp tài sản.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.