Cập nhật Covid-19: Thế giới hơn 53 triệu ca mắc, gần 1,3 triệu ca tử vong

Sáng 13/11, thế giới ghi nhận 53.046.747 ca mắc, trong đó 1.298.237 ca tử vong do Covid-19.

Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 13/11, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 53.046.747 trường hợp, trong đó 1.298.237 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 36.938.399 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Cập nhật Covid-19: Thế giới hơn 53 triệu ca mắc, gần 1,3 triệu ca tử vong

Ảnh: KT

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo không nên đặt tất cả hy vọng vào vaccine ngừa Covid-19, cho rằng mọi người cần duy trì các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh này.

“Chúng ta có thể đã rất mệt mỏi với Covid-19, nhưng dịch bệnh này không hề mệt mỏi với chúng ta. Các nước châu Âu đang phải vật lộn với Covid-19, nhưng tình hình dịch bệnh vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể. Vaccine ngừa Covid-19 là rất khẩn thiết, nhưng chúng ta không thể cứ chờ đợi vào một loại vaccine và đặt tất cả trứng vào một giỏ”, ông Ghebreyesus nói tại Diễn đàn Hòa bình Paris ngày 12/11.

Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ, ghi nhận thêm 147.110 ca mắc và 1.060 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 10.856.466 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 248.458 trường hợp.

Ổ dịch lớn nhất châu Á và lớn thứ 2 thế giới, Ấn Độ, ghi nhận thêm 43.861 ca mắc và 521 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 của Ấn Độ là 8.727.900, trong đó có 128.686 ca tử vong.

Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam bán cầu. Quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 30.376 ca mắc và 828 ca tử vong, nâng tổng số lên 5.779.383 ca bệnh và 164.234 ca tử vong.

Nga ghi nhận thêm 21.608 ca mắc và 439 ca tử vong do Covid-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là 1.858.568 trường hợp, trong đó 32.032 trường hợp tử vong.

Một số nước Châu Âu đang chứng kiến làn sóng Covid-19 thứ 2 khi số ca bệnh mới trong ngày gia tăng mạnh trở lại.

Italy ngày 12/11 ghi nhận thêm 37.978 ca mắc Covid-19 mới trong ngày. Con số này tại Anh là 33.470, Pháp là 33.1172, tại Đức là 23.462, tại Ba Lan là 22. 683, tại Tây Ban Nha là 19.511.

Nước Pháp đã trải qua 2 tuần đầu tiên của quá trình tái phong tỏa toàn quốc. Tình hình dịch bệnh Covid-19 nhìn chung đã có dấu hiệu được cải thiện nhưng Chính phủ nước này vẫn rất thận trọng. Quá trình phong tỏa toàn quốc sẽ vẫn tiếp tục cho đến ít nhất ngày 1/12 như dự kiến.

Mục tiêu hàng đầu của Chính phủ Pháp hiện nay là tình hình y tế được cải thiện, giúp nới lỏng một số quy định để để người dân có thể đón Giáng sinh cũng như đón năm mới 2021 bên gia đình.

Cùng với việc giữ nguyên các quy tắc cho quá trình phong tỏa toàn quốc đến ít nhất ngày 1/12, Chính phủ Pháp cũng có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do phải dừng hoạt động trong mùa dịch. Chính phủ cho các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế nếu miễn tiền thuê cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp nhỏ trong tháng 11, gia hạn thời gian hưởng bảo hiểm thất cho người lao động, hay tuyển dụng thêm hàng nghìn sinh viên nhằm mục đích hỗ trợ các sinh viên năm thứ nhất và các sinh viên gặp khó khăn trong các trường đại học.

Arhentina hiện đã ghi nhận 1.273.356 ca mắc và 34.531 ca tử vong do Covid-19. Các con số này tại Colombia là 1.174.012 và 33.491, tại Mexico là 986.177 và 96.430, tại Peru là 930.237 và 35.067.

Ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á, Indonesia tính đến sáng 13/11 đã ghi nhận 452.291 ca mắc và 14.933 ca tử vong do Covid-19. Các con số này ở Philippines là 402.820 và 7.721, ở Myanmar là 65.598 và 1.508, ở Singapore là 58.102 và 28, ở Malaysia là 43.791 và 303.

Theo VOV

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.