Chăm sóc, hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

(Baohatinh.vn) - Được can thiệp kịp thời để không bị lây nhiễm HIV/AIDS từ người thân, được tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị hay hỗ trợ đến trường... là những hoạt động dành cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong 3 năm qua tại Hà Tĩnh. Từ đó, các em có cuộc sống tốt hơn và có thêm nhiều hơn cơ hội hòa nhập cộng đồng.

cham soc ho tro tre em bi anh huong boi hiv aids

Triển khai mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020.

Những năm qua, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động sự ủng hộ của các cấp, ngành cùng toàn xã hội triển khai hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ về dinh dưỡng, học tập, khám chữa bệnh, vui chơi cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Lê Thị Mai Hoa cho biết: Tỉnh đã đầu tư khá nhiều từ ngân sách và kêu gọi xã hội hóa cho các hoạt động chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên địa bàn. Cụ thể, giai đoạn 2014-2016, ngân sách tỉnh cấp 550 triệu đồng, nguồn vận động 650 triệu đồng và nguồn trung ương cấp 250 triệu đồng để triển khai thực hiện. Nhờ đó, nhiều địa phương có những hoạt động hỗ trợ, can thiệp kịp thời, phù hợp và cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu, nguyện vọng của trẻ và cả gia đình trẻ như: tư vấn chăm sóc điều trị, xét nghiệm, điều trị thuốc ARV; hỗ trợ về dinh dưỡng; hỗ trợ đến trường, được cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh, hưởng chế độ, chính sách theo quy định, tặng quà, thăm hỏi, động viên... giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được phát triển bình thường như bao trẻ khác.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 100% trẻ em nhiễm HIV trong diện quản lý, chăm sóc sức khỏe và điều trị ARV; 85% số trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong diện quản lý được cung cấp các dịch vụ về y tế, tư vấn, hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế. 100% cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở chăm sóc và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV, các tổ chức xã hội có liên quan đến trẻ em nhiễm HIV được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tất cả các trường mầm non, phổ thông đều tiếp nhận và tạo điều kiện cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV được học tập.

Thị trấn Xuân An (Nghi Xuân) là địa bàn nhạy cảm, những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS không ngừng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, trong đó, đối tượng là phụ nữ và trẻ em khá lớn. Theo báo cáo của UBND thị trấn Xuân An, hiện trên địa bàn thị trấn có 10 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 1 trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; 14 em có nguy cơ cao nhiễm HIV; trong đó 2 em thuộc hộ nghèo và 5 em thuộc hộ cận nghèo.

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Xuân An Hoàng Văn Đức chia sẻ: Các hoạt động thăm hỏi, tặng quà và hỗ trợ các em hòa nhập cộng đồng được thực hiện trong thời gian qua đã góp phần tạo điều kiện giúp các em vượt qua khó khăn trong cuộc sống, tự tin vươn lên hòa nhập cộng đồng. Như trường hợp em N.V.D. (SN 2008), sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ mất sớm vì nhiễm HIV/AIDS, em nhiễm HIV từ mẹ. Hiện em đang sống với bố cũng nhiễm HIV. Năm 2014, em N.V.D đến tuổi vào lớp 1, thế nhưng, em bị khước từ; năm 2015, với sự vào cuộc của ngành GD&ĐT, ngành y tế và chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động để em N.V.D. được đến trường.

Theo Sở LĐ-TB&XH, hiện Hà Tĩnh có 431 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó, 31 trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, 102 trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi HIV, 298 trẻ có nguy cơ cao nhiễm HIV; 89 em thuộc gia đình hộ nghèo và 58 em thuộc hộ cận nghèo.

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).