Chấn hưng văn hóa đọc

(Baohatinh.vn) - Vào tối ngày 19/4, tại Vườn hoa Lý Thái Tổ đã diễn ra Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách Việt Nam. Buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam. Sự kiện đó đã và đang làm nức lòng những ai quan tâm đến văn hoá, khoa học và giáo dục nước nhà .

Phải luôn tạo cho con trẻ thói quen đọc sách. (Ảnh minh họa từ internet)
Phải luôn tạo cho con trẻ thói quen đọc sách. (Ảnh minh họa từ internet)

Từ đầu thế kỷ XV, khi vừa giành được độc lập từ tay bọn xâm lược cuồng bạo nhà Minh - bọn người đã tìm cách tịch thu và huỷ diệt gần như cạn kiệt thư tịch, di tích, nhân tài của nền văn hoá Đại Việt mà cha ông ta đã ra sức xây dựng trong 4 thế kỷ đầu của kỷ nguyên độc lập - Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Thái Tổ, dõng dạc tuyên bố trong Bình Ngô đại cáo: “Duy ngã Đại Việt chi quốc/Thực vi văn hiến chi bang” (Như nước Đại Việt ta/Thực là một nước văn hiến”), tức là một nước có văn hoá và hiền tài chẳng kém gì Trung Hoa. Để kiến tạo, giữ gìn và phát huy nền văn hoá ấy, các bậc hiền tài đã trước thư lập ngôn (soạn sách đặt lời) để lưu truyền cho con cháu mai sau. Cũng các bậc hiền tài đời xưa (Việt Nam và Trung Hoa) đã răn dạy hậu thế rằng: “Vạn ban giai hạ phẩm/Duy hữu độc thư cao” (Vạn nghề đều thấp hèn/Chỉ có đọc sách là cao quý - Huấn mông ấu học thi).

Có lẽ, không có lời nào tôn vinh giá trị của sách vở, thư tịch cũng như việc đọc sách cao hơn những lời tâm huyết này. Nhìn giá trị của sách vở, thư tịch ở một góc độ khác, người xưa cũng từng nói: “Vô sư, vô sách/Quỷ thần bất trách” (Không thầy, không sách thì quỷ thần cũng không trách phạt được), tức là chỉ tình trạng một xã hội mông muội vì không có giáo dục, không có sách vở, thư tịch. V.I.Lê-nin, một trong những nhà lý luận hàng đầu của Chủ nghĩa Cộng sản, cũng cho rằng: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”.

Ấy thế nhưng, những thập kỷ gần đây, khi nền kinh tế của đất nước bắt đầu khởi sắc và tiếp tục phồn vinh thì văn hoá, trong đó có văn hoá đọc mai một... không ít các bạn trẻ, từ trong học đường cho đến ngoài xã hội, chỉ thích tiếp nhận những thứ văn hoá như các loại game bạo lực, , các loại truyện tình rẻ tiền; người lớn thì chỉ quan tâm đến những thông tin giật gân về kinh tế - xã hội trên mạng hoặc các báo lá cải.

Những sách vở, thư tịch, tài liệu, tác phẩm văn chương, tác phẩm nghiên cứu khoa học có giá trị gần như không được quan tâm tiếp nhận. Bởi vậy, có rất ít tác giả, nhà xuất bản, nhà sách chú trọng đầu tư sáng tác, biên soạn, in ấn và phát hành các loại sách này. Thảng hoặc có một ít được xuất bản thì chỉ được một số người trong giới chuyên môn tìm đọc, còn hầu hết số phận của chúng rất bi thảm: nằm hờ hững, bơ vơ trên các kệ sách của các nhà sách hoặc thư viện một thời gian rồi cuối cùng sẽ rơi vào tay các bà hàng đồng nát.

Việc coi thường, ruồng bỏ sách, báo giấy chứng tỏ tình hình xuống cấp của văn hoá đọc đến mức độ báo động đỏ
Việc coi thường, ruồng bỏ sách, báo giấy chứng tỏ tình hình xuống cấp của văn hoá đọc đến mức độ báo động đỏ

Ngay một số báo chí của cơ quan Đảng, chính quyền, báo chí của ban ngành ở các cấp, thực sự rất quan trọng đối với cán bộ, công chức, viên chức của chính các cơ quan, đơn vị đó nhưng số phận cũng không hơn gì. Không nhiều đơn vị, bộ phận đặt mua và có đặt mua nữa cũng không mấy khi được mở ra đọc.

\

Tình trạng đó là gì nếu không phải đã nói lên một sự thực rằng, người có điều kiện mua hoặc được mua cho để đọc thì không đọc, không lưu trữ; người không có điều kiện mua nhưng muốn đọc. muốn lưu trữ thì chỉ rơi nước mắt đứng nhìn.

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà công nghệ thông tin phát triển như vũ bão nên sẽ có nhiều phương tiện, nhiều kênh tiếp nhận thông tin, tiếp nhận tri thức một cách thuận lợi. Nhưng việc coi thường, ruồng bỏ sách, báo giấy (một loại vật liệu chứa thông tin, tri thức cổ truyền) như hiện nay đã chứng tỏ tình hình xuống cấp của văn hoá đọc đến mức độ báo động đỏ. Chúng tôi kỳ vọng rằng, với sự kiện ra đời Ngày sách Việt Nam, sách vở, thư tịch tinh hoa của dân tộc và nhân loại sẽ được tôn vinh; văn hoá đọc sẽ được chấn hưng và người Việt Nam sẽ được ngửng cao đầu với nhân loại trong tư cách là công dân của một nước văn hiến.

Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn hoá hà Tĩnh

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.