Chánh án Nguyễn Hòa Bình giải trình về đổi tên tòa tỉnh, huyện, ghi âm ghi hình tại phiên tòa

Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu rõ việc đổi tên tòa án cấp tỉnh, huyện là xu thế và 'hôm nay chúng ta không làm thì con cháu chúng ta sẽ phải làm'.

nguyen-hoa-binh-17168714340111093985001.jpg
Chánh án Nguyễn Hòa Bình - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 28-5, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã có phát biểu tiếp thu, giải trình dự Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi.

"Hôm nay chúng ta không làm thì con cháu chúng ta sẽ phải làm"

Về vấn đề tòa chuyên biệt, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho hay cơ bản các đại biểu đều ủng hộ để tăng tính chuyên nghiệp và các nước đã làm.

Dự kiến của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao chỉ có 1 tòa sở hữu trí tuệ, 2 tòa phá sản và các tòa hành chính chuyên biệt thành lập ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và đang cân nhắc thêm ở Cần Thơ.

Về tòa sở hữu trí tuệ, ông Bình nói chúng ta đang đối mặt với thực tế gạo ST25, cà phê Trung Nguyên, bưởi Năm Roi, nước mắm Phú Quốc bị đăng ký sở hữu tại nước ngoài.

Nên rất cần biện pháp bảo vệ doanh nghiệp kinh doanh thương hiệu quốc gia.

"Nếu như chúng ta phải đối mặt với việc kiện tụng các thương hiệu này, thường thua thiệt về phía Việt Nam vì yếu về tài chính, luật quốc tế. Vì vậy, rất cần có tòa sở hữu trí tuệ", ông Bình nêu.

Về đổi mới tổ chức tòa án (đổi tên) theo thẩm quyền xét xử, cụ thể tòa án cấp tỉnh thành tòa phúc thẩm và tòa án cấp huyện thành tòa sơ thẩm, Chánh án Nguyễn Hòa Bình bày tỏ chủ trì phiên họp, lãnh đạo Quốc hội sẽ lắng nghe ý kiến, thiết kế thành 2 phương án để xin ý kiến Quốc hội.

Ông nhấn mạnh lập luận của các bên về 2 phương án đưa ra tại dự thảo đều rất sắc sảo, thuyết phục.

Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tối cao vẫn giữ quan điểm phải tổ chức theo thẩm quyền xét xử bởi đã có truyền thống, nghị quyết của Đảng, quy định trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp.

"Hiến pháp quy định chúng ta có 2 cấp xét xử và trong luật này cũng quy định nhiệm vụ của cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm chứ không nói nhiệm vụ của tòa huyện, tòa tỉnh.

Tương tự như vậy, tất cả các luật tố tụng đều nói nhiệm vụ của cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Việc đổi mới này phù hợp với tất cả...", ông Bình nói.

Nhưng có điều chắc chắn đây là xu thế. Hôm nay chúng ta không làm, con cháu chúng ta sẽ phải làm", ông Bình nói thêm.

Ghi âm, ghi hình: Bên này đồng ý mà bên kia không đồng ý ảnh hưởng đến quyền con người

Đối với vấn đề thông tin tại tòa án (trong đó có ghi âm, ghi hình tại tòa), Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu đã phát biểu tại phiên họp hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Ông cho hay, điều 141 của dự thảo không quy định quyền truyền thông mà chỉ điều chỉnh quy định trong phòng xét xử. Còn ra ngoài, ban công phỏng vấn ai, quay phim ai thì đó là quyền.

"Nhưng trong phòng xét xử phải quy định như điều 141 của dự thảo để như đại biểu có nêu là nâng cao hiệu quả, duy trì trật tự, tôn trọng quyền con người", ông Bình nói thêm.

Theo ông Bình, đại biểu có cho rằng chỉ cần một bên đồng ý có thể ghi âm, ghi hình, tuy nhiên, "bên này đồng ý mà bên kia không đồng ý cũng ảnh hưởng đến quyền con người".

Ông dẫn ví dụ, vợ chồng ly dị có rất nhiều lý do. Nếu vợ đồng ý nói trước truyền thông có thể ảnh hưởng đời tư của chồng. Đây là câu chuyện không thể một bên đồng ý mà cho phép truyền thông.

Tương tự vậy, hai doanh nghiệp A và B tranh chấp với nhau, bên nào cũng bảo tôi thắng thì sẽ lấy tư liệu bất lợi cho bên kia, vi phạm đời tư.

Do đó, ông Bình đề nghị xin giữ nguyên như phương án được Tòa án nhân dân tối cao trình.

Bên cạnh đó, ông Bình cũng giải trình thêm về các nội dung liên quan thu thập chứng cứ, vấn đề nguồn thẩm phán...

tuoitre.vn

Đọc thêm

“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.
Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.