Châu Á "sốc" với bê bối thịt bẩn Brazil

Bê bối thịt bẩn ở Brazil đang gây “sốc” rất nhiều thị trường tiêu dùng tại châu Á. Suốt nhiều năm nay, những thị trường này đã phụ thuộc vào nguồn cung thịt giá rẻ từ Brazil để phục vụ cho nhu cầu của mình, nhưng mọi chuyện nay đang thay đổi chóng mặt, theo bài bình luận mới nhất của báo Nikkei Asian Review, Nhật.

chau a soc voi be boi thit ban brazil

Chắc hẳn các nhà kinh doanh nhà hàng siêu thị tại Hồng Kông đang rất chật vật để tìm nguồn cung thay thế cho thịt Brazil. Năm 2016, Hồng Kông là thị trường nhập khẩu thịt bò lớn nhất thế giới của Brazil - Ảnh: Qatar News.

Mới đây nhất, chính phủ Trung Quốc, chính quyền Hồng Kông, Macao đã công bố tạm ngưng nhập khẩu thịt từ Brazil. Hàng loạt nhà hàng Hàn Quốc tại Hàn Quốc cũng đã phải bỏ nhiều món có sử dụng thịt Brazil ra khỏi thực đơn.

Họ buộc phải hành động gấp rút như vậy nếu không muốn để người tiêu dùng nổi giận. Trong ngày thứ Ba, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Hồng Kông đưa ra tuyên bố: “Chúng tôi áp dụng lệnh cấm nhập khẩu ngay lập tức đối với các sản phẩm thịt từ Brazil bởi lo ngại về sức khỏe của người tiêu dùng”.

Theo số liệu được cung cấp bởi quan chức cấp cao thuộc Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Hồng Kông, ông Ko Wing-man, khoảng 30% thịt tiêu thụ tại Hồng Kông được nhập khẩu từ Brazil. Tổng lượng thịt tiêu thụ đó được nhập từ 21 công ty tại Brazil.

Truyền thông tại Hồng Kông đưa tin nhiều công ty bán lẻ tại Hồng Kông đã giỡ bỏ thịt Brazil ra khỏi kệ hàng siêu thị. Nhiều nhà hàng địa phương cho biết sẽ ngừng bán các loại đồ ăn được làm từ thịt nhập khẩu từ Brazil.

Các chuỗi nhà hàng kinh doanh đồ ăn nhanh tại Hồng Kông cũng không nằm ngoài xu thế trên, KFC ngừng bán nhiều sản phẩm gà xuất xứ Brazil.

Chắc hẳn các nhà kinh doanh nhà hàng siêu thị tại Hồng Kông đang rất chật vật để tìm nguồn cung thay thế cho thịt Brazil. Năm 2016, Hồng Kông là thị trường nhập khẩu thịt bò lớn nhất thế giới của Brazil. Tổng khối lượng nhập khẩu đạt hơn 300 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 1,15 tỷ USD, theo số liệu của Hiệp hội xuất khẩu thịt Brazil.

Không chỉ có vậy, Hồng Kông cũng là thị trường nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới của Brazil. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng tiêu dùng nội địa của Hồng Kông không hấp thu hết khối lượng thịt khủng khiếp như trên, khá nhiều trong số đó được các công ty Hồng Kông xuất khẩu tiếp tục sang các thị trường khác.

Macao là một thị trường thứ cấp kiểu như vậy. Báo Business Daily của Macao đưa tin thống kê của một số nhà kinh doanh thịt Macao cho thấy cứ 10 cân thịt mà người Macao tiêu thụ, có đến 4 cân được nhập khẩu từ Brazil. Có nghĩa, thịt Brazil chiếm đến 40% tổng thị phần thịt tiêu thụ của toàn Macao.

Nếu lệnh cấm nhập khẩu kéo dài hơn một tháng, hàng loạt siêu thị, nhà hàng tại Macao sẽ gặp rất nhiều khó khăn, theo dự báo của giám đốc tập đoàn Van Key Hong, ông Vincent Ip Chio Fai.

Nằm trong nhóm nước nhập khẩu thịt Brazil nhiều nhất thế giới, chính phủ Trung Quốc đã ngay lập tức phản ứng khi tin xấu từ ngành thịt Brazil lan ra.

Trung Quốc ngay lập tức cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm thịt từ Brazil. Cũng giống như Hồng Kông, hàng loạt siêu thị Trung Quốc đã đồng loạt loại bỏ sản phẩm thịt Brazil ra khỏi kệ hàng.

Ngày thứ Hai, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hua Chunying, khẳng định lệnh cấm nhập khẩu thịt của Brazil được đưa ra nhanh chóng để đảm bảo cho sức khỏe của người Trung Quốc.

Trong buổi họp báo ngày thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Sun Jiwen, tuyên bố: “Chính phủ Trung Quốc đặc biệt lo ngại về vấn đề liên quan đến chất lượng thịt nhập khẩu từ Brazil”.

Năm 2016, Trung Quốc là nước nhập khẩu thịt bò Brazil lớn thứ 3 trên thế giới, trước đó vị trí này thuộc về Liên minh châu Âu (EU). Từ năm 2012 đến năm 2015, Trung Quốc từng ngừng nhập khẩu thịt bò Brazil bởi lo sợ về bệnh bò điên.

Trung Quốc cũng nhập khẩu rất nhiều thịt lợn Brazil. Tổng khối lượng nhập khẩu tăng nhanh chóng từ con số 5.200 tấn vào năm 2015 lên 87.600 tấn vào năm 2016. Trung Quốc là nước nhập khẩu thịt lợn Brazil lớn thứ 3 thế giới.

Theo VnEconomy

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.