Các địa phương ở Hà Tĩnh đang tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tránh tình trạng lây lan trên diện rộng, nhất là thời điểm giao mùa như hiện nay.
Nhờ phát triển chăn nuôi theo hướng hiện đại, liên kết, bảo vệ dịch bệnh... nên sản lượng thịt gia cầm của Hà Tĩnh năm 2023 đạt khoảng 26 nghìn tấn, sản lượng trứng đạt 358 triệu quả.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh đang tăng cường kiểm soát hoạt động giết mổ động vật với mục tiêu đảm bảo an toàn dịch bệnh trên đàn vật nuôi và an toàn thực phẩm dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán.
Nắm vững quy định về kiểm soát giết mổ, chính sách liên quan sẽ giúp chủ cơ sở giết mổ tập trung tại Hà Tĩnh nâng cao hiệu quả hoạt động, đủ điều kiện thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi, Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh đề nghị tiếp tục tăng cường phòng, chống nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Theo thống kê, đến sáng 12/12, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 51 hộ, 24 thôn thuộc các địa bàn: Cẩm Xuyên, Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Thạch Hà (Hà Tĩnh) với gần 277 con lợn bị tiêu hủy.
Trong tháng 12, Hà Tĩnh sẽ triển khai đồng loạt tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi tại các vùng dịch tả lợn châu Phi, vùng nguy cơ cao...
Trong bối cảnh một số dịch bệnh xuất hiện trên đàn vật nuôi và thời tiết diễn biến bất lợi, các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung rà soát tổng đàn, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng bổ sung nhằm đảm an toàn cho gia súc, gia cầm.
Thông thường, từ tháng 10, các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung tái đàn phục vụ thị trường tết Nguyên đán. Tuy vậy, hiện giá lợn hơi xuống thấp nên hoạt động chăn nuôi tại Hà Tĩnh khá trầm lắng.
Chỉ trong vòng 1 tháng, trên địa bàn Hà Tĩnh liên tiếp xảy ra 2 sự cố tại các trang trại chăn nuôi khép kín, làm chết 18.000 con gà. Nguyên nhân được xác định là do gặp sự cố về điện, hệ thống quạt gió không hoạt động khiến gà bị sốc nhiệt rồi chết.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi là một trong những thủ tục quan trọng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Hà Tĩnh mới chỉ có 12/47 trang trại quy mô lớn được cấp loại chứng nhận này.
Sử dụng thiết bị làm mát, bổ sung thức ăn giàu vitamin... là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang áp dụng nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.
Hội nghị thông tin đến các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi, cán bộ làm công tác thú y ở Hà Tĩnh những quy định về chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Thời hạn tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm định kỳ đợt 1 năm 2023 đã kết thúc, song tỷ lệ tiêm phòng tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh còn thấp.
Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xuất hiện tại một số địa phương của Hà Tĩnh. Ngành chuyên môn đang chỉ đạo quyết liệt công tác tiêm phòng vắc-xin nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người dân, hạn chế dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Theo cơ quan thú y Hà Tĩnh, tiến độ tiêm phòng đang bị ảnh hưởng do thiếu hụt vắc-xin, nhất là vắc-xin lở mồm long móng trên trâu, bò và phòng dại trên chó.
Để phục vụ cho công tác tiêm phòng vắc-xin gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023 kéo dài từ nay đến 30/4, hơn 300 người ở các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã được tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn.
Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì ngưỡng rét đậm. Người chăn n uôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2022 của Hà Tĩnh đã khép lại (30/11) nhưng tỷ lệ vật nuôi được tiêm phòng vẫn đạt thấp. Điều này ảnh hướng rất lớn đến quá trình phòng, chống dịch bệnh toàn tỉnh vào dịp cuối năm.
Đề tài “Nghiên cứu tập tính sinh học, khả năng ứng dụng công nghệ sinh sản và một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi hươu sao tại Hà Tĩnh” do cán bộ Chi cục Thú y tỉnh đã cung cấp luận chứng khoa học để xây dựng quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định chăn nuôi loài mới này.
Dù đã hết thời hạn tổ chức tiêm phòng vắc-xin đợt 1 cho gia cầm năm 2022 hơn 1 tháng nhưng nhiều địa phương tại Hà Tĩnh tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp, nguy cơ dịch bệnh tấn công đàn vật nuôi là rất lớn.
Từ giữa tháng 3 lại nay, Hà Tĩnh có 14 xã thuộc 5 huyện, thành phố có dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Người chăn nuôi đang tập trung phòng chống, khoanh vùng dịch để hạn chế thiệt hại.
Thời gian này, Hà Tĩnh đang tập trung cao cho công tác tiêm phòng đợt 1 năm 2022, phấn đấu đến 30/5 sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra, góp phần phòng, chống dịch bệnh và hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi.
Giá lợn hơi ở Hà Tĩnh hiện còn khoảng 41.000 đồng/kg kéo theo khó khăn trong tiêu thụ lợn giống. Các trại nái sinh sản trên địa bàn buộc phải loại thải những con nái kém chất lượng và giảm phối giống để bớt thua lỗ.
Do chưa có vắc-xin phòng trừ và còn tồn tại mầm bệnh từ các ổ dịch cũ nên dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) hiện đang xuất hiện tại 24 xã thuộc 10 huyện, thị, thành của Hà Tĩnh.
18 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thành phố, thị xã tại Hà Tĩnh đã ghi nhận dịch tả lợn châu Phi. Chính quyền địa phương, người chăn nuôi đang gấp rút khoanh vùng, dập dịch, hạn chế nguy cơ lây lan.
Nhiều trang trại lợn nái ở Hà Tĩnh đang dư thừa lượng lớn con giống, phải “đau đầu” xoay xở chi phí sản xuất, đồng thời cũng đối mặt với thực trạng thiếu hạ tầng chăn nuôi.