Ngành chuyên môn Hà Tĩnh bổ cứu công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

(Baohatinh.vn) - Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi, Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh đề nghị tiếp tục tăng cường phòng, chống nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Sáng 20/12, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh (Sở NN&PTNT) tổ chức hội nghị bổ cứu công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng vắc - xin dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP).

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh bổ cứu công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Hơn 100 đại biểu là cán bộ phòng NN&PTNT, trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi và các chủ cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tham gia.

Tại Hà Tĩnh, các đợt mưa kéo dài làm cho nhiều khu vực chăn nuôi, chuồng trại bị ngập lụt, môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm; các hộ chăn nuôi tăng đàn phục vụ nhu cầu dịp tết Nguyên đán; hoạt động mua bán, vận chuyển gia tăng... là nguy cơ phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là DTLCP.

Bởi vậy, việc thực hiện tốt công tác quản lý chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, nhất là DTLCP là điều kiện để hoạt động chăn nuôi diễn ra an toàn, hiệu quả.

Từ tháng 8/2023 đến nay, DTLCP diễn biến phức tạp tại các địa phương trong cả nước và vùng Bắc Trung bộ.

Tại Hà Tĩnh, từ ngày 10/11 đến 19/12/2023, DTLCP xảy ra tại 11 xã: Cẩm Dương, Cẩm Quan, Nam Phúc Thăng, Cẩm Lạc, Cẩm Thạch (Cẩm Xuyên); Lâm Trung Thủy (Đức Thọ); Xuân Phổ (Nghi Xuân); phường Trung Lương, phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh); Tân Lâm Hương, Thạch Ngọc (Thạch Hà) làm cho 213 con lợn ốm chết, buộc phải tiêu huỷ với khối lượng trên 16 tấn.

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh bổ cứu công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Ông Trần Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh: Tổng đàn lợn toàn tỉnh hiện đạt hơn 400.000 con. Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên cả nước, nhất là tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đang có chiều hướng diễn biến phức tạp.

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh bổ cứu công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Ông Lê Đình Huệ - Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng III lưu ý các giải pháp phòng chống DTLCP.

Hội nghị được ông Lê Đình Huệ - Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng III bổ cứu lại công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là DTLCP.

Cụ thể: các địa phương đang có dịch cần tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ; lập hội đồng xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, đảm bảo chính xác về số lượng, khối lượng gia súc tiêu huỷ, hồ sơ, thủ tục theo quy định. Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng biện pháp an toàn sinh học, không tăng đàn, tái đàn khi chưa đảm bảo các điều kiện an toàn dịch bệnh để tránh thiệt hại; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi và khu vực liên quan đảm bảo yêu cầu, tần suất; giám sát chặt chẽ tình hình để phát hiện, xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh...

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về tình hình, diễn biến dịch bệnh; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người chăn nuôi, người hành nghề buôn bán, giết mổ... chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; báo cáo kịp thời khi phát hiện lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân, không tự điều trị và bán chạy lợn bệnh.

Ngoài ra, thành lập các đoàn kiểm tra, phân công cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở để hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn lợn; lấy mẫu chẩn đoán, xét nghiệm, xử lý kịp thời đối với lợn mắc bệnh theo đúng quy định...

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh bổ cứu công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Ông Trần Xuân Hạnh - Phó Tổng giám đốc Công ty CP thuốc thú y Trung ương NAVETCO thông tin về vắc – xin DTLCP.

Tại hội nghị, ông Trần Xuân Hạnh - Phó Tổng giám đốc Công ty CP thuốc thú y Trung ương NAVETCO đã thông tin về vắc – xin DTLCP; giải đáp các vướng mắc, nội dung liên quan về quy trình kỹ thuật tiêm phòng vắc – xin DTLCP để các địa phương ở Hà Tĩnh triển khai tiêm phòng hiệu quả trong thời gian tới.

Chủ đề PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.