Hà Tĩnh ban hành công điện triển khai phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

(Baohatinh.vn) - Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, từ đầu tháng 10/2021 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát trên địa bàn 31 xã, làm cho 510 con lợn mắc bệnh, ốm chết, phải tiêu hủy

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 4/11/2021 về việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Hà Tĩnh ban hành công điện triển khai phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Từ đầu tháng 10/2021 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát trên địa bàn 31 xã, làm cho 510 con lợn mắc bệnh, ốm chết, phải tiêu hủy

Theo thông tin từ Cục Thú y, thời gian gần đây, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã tái phát trở lại, diễn biến phức tạp và đang có chiều hướng lây lan nhanh tại nhiều tỉnh, thành phố. Đến ngày 30/10/2021, cả nước có 339 xã thuộc 137 huyện của 38 tỉnh, thành phố đang có dịch chưa qua 21 ngày.

Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, từ đầu tháng 10/2021 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát trên địa bàn 31 xã thuộc các huyện Can Lộc (8 xã), Cẩm Xuyên (8 xã), huyện Kỳ Anh (3 xã), Đức Thọ (2 xã), Hương Khê (1 xã), Lộc Hà (2 xã), Thạch Hà (2 xã), thị xã Kỳ Anh (1 xã), thị xã Hồng Lĩnh (3 xã) và thành phố Hà Tĩnh (1 xã), làm cho 510 con lợn mắc bệnh, ốm chết, phải tiêu hủy.

Nguyên nhân chủ yếu là do đợt dịch tái phát, diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố; tại Hà Tĩnh, do giá lợn giảm, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn nên số lượng lợn còn tồn trong các cơ sở chăn nuôi khá nhiều. Mặt khác, do ảnh hưởng của mưa bão, một số địa phương bị ngập lụt, môi trường ô nhiễm. Bên cạnh đó, thời gian qua, công tác quản lý hoạt động buôn bán, giết mổ còn thiếu chặt chẽ ở một số địa phương. Nguy cơ dịch tả lợn châu Phi tiếp tục tái phát, lây lan trong thời gian tới là rất cao.

Để chủ động phòng ngừa, hạn chế dịch bệnh phát tán, lây lan, bảo vệ phát triển sản xuất chăn nuôi, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành chức năng khẩn trương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo quy định, trong đó tập trung các nội dung sau:

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các phòng, ngành chức năng và chính quyền các địa phương:

- Triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi ban hành tại Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 6477/CT-BNN-TY ngày 08/10/2021 của Bộ NN&PTNT về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022; Quyết định số 3995/QĐ-UBND ngày 9/12/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành kịch bản phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và các văn bản hướng dẫn chuyên môn của ngành thú y.

Hà Tĩnh ban hành công điện triển khai phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch để bảo vệ đàn vật nuôi.

Đối với các địa phương đang có dịch: Kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cấp huyện, cấp xã để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ; hướng dẫn thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi và phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, trang thiết bị chăn nuôi tại các trục giao thông chính đảm bảo yêu cầu, tần suất; giám sát chặt chẽ tình hình để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh, lập hội đồng xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, đảm bảo hồ sơ, thủ tục theo quy định; báo cáo tình hình, diễn biến, công tác phòng, chống dịch bệnh hằng ngày gửi Sở NN&PTNT (trước 16h30 phút) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Tăng cường các biện pháp thông tin, tuyên truyền về tình hình, diễn biến dịch bệnh; nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi hộ, cơ sở chăn nuôi, người hành nghề buôn bán, giết mổ để chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; đồng thời hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng biện pháp an toàn sinh học, không tăng đàn, tái đàn khi chưa đảm bảo các điều kiện an toàn dịch bệnh để tránh thiệt hại, báo cáo kịp thời khi phát hiện lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân, không tự điều trị và bán chạy lợn bệnh.

Phân công cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở để hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn lợn; lấy mẫu chẩn đoán, xét nghiệm, xử lý kịp thời đối với lợn mắc bệnh theo đúng quy định.

Hà Tĩnh ban hành công điện triển khai phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Công nhân HTX Chăn nuôi, tổng hợp và xây dựng Minh Lộc (xã Cẩm Minh, Cẩm Xuyên) phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi.

Phát động đợt tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi tại các vùng dịch, vùng nguy cơ cao trên địa bàn, thời gian thực hiện đồng loạt trong tháng 11/2021, duy trì công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ tại các cơ sở giết mổ tập trung, chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật, đồng thời hướng dẫn người chăn nuôi vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi đảm bảo chủ động, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tổ chức quản lý chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn trên địa bàn; nghiêm cấm việc nhập gia súc từ tỉnh khác vào cơ sở giết mổ mà không có hồ sơ thủ tục theo đúng quy định. Thành lập đoàn liên ngành cấp huyện kiểm tra hoạt động kinh doanh, giết mổ, vận chuyển gia súc tại địa bàn và công tác quản lý giết mổ tại các xã, phường, thị trấn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Bố trí kinh phí và các nguồn lực đảm bảo để tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế dịch bệnh. Rà soát, củng cố lại hệ thống cán bộ thú y các cấp, bố trí đủ cán bộ chuyên môn, đảm bảo thực hiện kịp thời, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ được giao trên địa bàn.

Giám đốc Sở NN&PTNT:

Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ động nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến dịch bệnh để kịp thời tham mưu, hướng dẫn, bổ cứu các giải pháp phòng chống dịch bệnh.

Phối hợp với các sở, ngành chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương, báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo.

Sử dụng nguồn hóa chất dự phòng chống dịch năm 2021, hỗ trợ cho các địa phương thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi tại các vùng dịch, vùng nguy cơ cao, chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật và cơ sở giết mổ để chủ động phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả.

Giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành liên quan, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở NN&PTNT và chính quyền các địa phương chủ động theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền, phổ biến thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo quy định đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

Yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành triển khai, thực hiện nghiêm túc nội dung công điện này.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.