Đức Thọ tái xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 2 tháng kiểm soát tốt dịch tả lợn châu Phi, đến nay, dịch bệnh nguy hiểm này đã tái xuất hiện trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) với 19 con lợn mắc bệnh.

Đức Thọ tái xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

Sáng 5/10, chính quyền xã Lâm Trung Thủy phối hợp với hộ chăn nuôi tiến hành tiêu hủy số lợn bị nhiễm bệnh.

Ngày 3/10, nhận được tin báo hộ ông Đậu Ngọc Trung ở thôn Tường Vân (xã Lâm Trung Thủy, Đức Thọ) có lợn ốm, chính quyền địa phương đã triển khai các biện pháp xử lý theo quy định.

Ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch UBND xã Lâm Trung Thủy cho biết: Sau khi nắm được thông tin, địa phương đã báo cáo với ngành chức năng; đồng thời cho khoanh vùng, tiến hành phun hóa chất, rắc vôi bột tiêu độc khử trùng và lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm.

Đức Thọ tái xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

Công tác tiêu hủy lợn nhiễm bệnh được thực hiện theo quy định.

Đến sáng nay (5/10), kết quả xét nghiệm cho thấy mẫu bệnh phẩm dương tính với dịch tả lợn châu Phi nên địa phương đã phối hợp cùng hộ chăn nuôi tiến hành tiêu hủy 19 con lợn nhiễm bệnh với tổng trọng lượng gần 1,2 tấn.

Theo nhận định của ngành chuyên môn, nguyên nhân dẫn đến dịch tả lợn châu Phi tái xuất hiện trên địa bàn là mầm bệnh tồn tại, phát tán trong tự nhiên trong khi hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại hở, việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học chưa đảm bảo…

Đức Thọ tái xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

Khu vực tiêu hủy bố trí giữa đồng, cách xa nơi ở của người dân.

Để kịp thời khống chế dịch bệnh, chính quyền địa phương cũng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân tự giác chấp hành các biện pháp phòng chống dịch; khoanh vùng các khu vực có nguy cơ dịch bùng phát cao; ký cam kết với các hộ chăn nuôi lợn, các cơ sở giết mổ, kinh doanh sản phẩm từ lợn thực hiện “5 không” (không giấu dịch; không tái dàn chăn nuôi khi đang có dịch; không giết mổ, tiêu thụ lợn bị bệnh, lợn chết; không vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt)...

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.