Đức Thọ qua 21 ngày không phát sinh dịch tả lợn châu Phi

(Baohatinh.vn) - Ngày 3/3/2021, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Sau 4 tháng chống chọi với dịch, các hộ chăn nuôi đã tiêu hủy 1.670 con lợn bị nhiễm bệnh, trọng lượng 100 tấn.

Đức Thọ qua 21 ngày không phát sinh dịch tả lợn châu Phi

Sau khi có quyết định công bố hết dịch tả lợn châu Phi, nhiều hộ chăn nuôi ở Đức Thọ đã bắt đầu tái đàn

Ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên xuất hiện trên địa bàn huyện Đức Thọ vào ngày 3/3/2021, tại 1 hộ chăn nuôi ở thôn Trung Đại Lâm, xã Lâm Trung Thuỷ. Sau đó dịch lan rộng ra 5 xã, thị trấn trên địa bàn huyện gồm Tân Dân, Thanh bình Thịnh, An Dũng, Tân Hương và thị trấn Đức Thọ.

Trong thời gian dịch tả lợn châu Phi xuất hiện và lây lan trên địa bàn, Đức Thọ đã tập trung quyết liệt các giải pháp để khoanh vùng, khống chế dịch lây lan. Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để người chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại, các địa phương có dịch đã thành lập các chốt kiểm dịch động vật, đồng thời phân công lực lượng trực 24/24 giờ, nhằm kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vận chuyển lợn không có giấy kiểm dịch. Đồng thời, huyện tăng cường công tác quản lý giết mổ, nhất là kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh, buôn bán thịt lợn tại các chợ...

Đến thời điểm này, sau hơn 21 ngày, trên địa bàn đã không phát sinh ổ dịch mới, theo đó, ngày 1/7, UBND huyện Đức Thọ đã có quyết định 3524/QĐ - UBND về việc công bố hết bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn các xã, thị trấn.

Đức Thọ qua 21 ngày không phát sinh dịch tả lợn châu Phi

Bà Phan Thị Long, tổ dân phố 2, thị trấn Đức Thọ bắt đầu tái đàn để phục vụ thị trường trong dịp tết

Quyết định công bố hết dịch tả lợn châu Phi đã tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi, người buôn bán kinh doanh, và cả người tiêu dùng ở huyện Đức Thọ yên tâm sử dụng sản phẩm thịt lợn.

Bà Phan Thị Long, hộ chăn nuôi ở tổ dân phố 2, thị trấn Đức Thọ phấn khởi: “Gia đình vừa thả nuôi 20 con lợn thịt để phục vụ trong dịp tết Nguyên đán tới. Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, gia đình đã thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng dịch, đồng thời tổ chức chăn nuôi khép kín, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, đảm bảo môi trường chăn nuôi luôn sạch sẽ”.

Bà Nguyễn Thị Lương, tiểu thương buôn bán thịt lợn ở chợ Hôm, thị trấn Đức Thọ cho biết:Mặc dù đã có quyết định công bố hết dịch tả lợn châu Phi, tiểu thương sau một thời gian dài nghỉ dịch nay đã buôn bán trở lại, nhưng chúng tôi sẽ không chủ quan, lơ là, mà tiếp tục thực hiện nghiêm việc giết mổ, buôn bán thịt lợn rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và có giấy kiểm dịch đầy đủ...”

Đức Thọ qua 21 ngày không phát sinh dịch tả lợn châu Phi

Ngành chức năng huyện Đức Thọ khuyến cáo người chăn nuôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun thuốc tiêu độc, khử trùng, rắc vôi bột xung quanh khu vực chăn nuôi.

Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật & Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Đức Thọ - Lê Xuân Thọ cho biết: "Mặc UBND huyện đã công bố hết dịch, tuy nhiên chúng tôi thường xuyên khuyến cáo Nhân dân và người chăn nuôi không chủ quan, lơ là mà phải đề cao cảnh giác trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Đối với người chăn nuôi phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun thuốc tiêu độc, khử trùng, rắc vôi bột xung quanh khu vực chăn nuôi, hạn chế tái đàn. Đối với người kinh doanh, buôn bán, tuyệt đối không giết mổ, nhập lợn hơi không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch động vật.

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.