Tăng cường quản lý các cơ sở giết mổ tập trung

(Baohatinh.vn) - Nắm vững quy định về kiểm soát giết mổ, chính sách liên quan sẽ giúp chủ cơ sở giết mổ tập trung tại Hà Tĩnh nâng cao hiệu quả hoạt động, đủ điều kiện thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Chiều 20/12, Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác kiểm soát giết mổ trên địa bàn.

Tăng cường quản lý các cơ sở giết mổ tập trung

Hơn 80 đại biểu thuộc phòng NN&PTNT, trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi các huyện, thị xã, thành phố và chủ cơ sở giết mổ tập trung tham dự.

Tăng cường quản lý các cơ sở giết mổ tập trung

Ông Trần Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh: Cơ bản, các cơ sở giết mổ tập trung của tỉnh hoạt động tương đối hiệu quả, đáp ứng phục vụ nhu cầu giết mổ của người hành nghề trên địa bàn, góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

Hà Tĩnh hiện có 34 cơ sở giết mổ gia súc tập trung đang hoạt động với quy mô đảm bảo giết mổ từ 30 đến 70 con lợn/ca giết mổ. Một số cơ sở bố trí thêm khu vực giết mổ trâu bò, với quy mô từ 5 - 15 con trâu bò/ca giết mổ.

Theo ghi nhận, phần lớn các cơ sở giết mổ đều được bố trí đảm bảo cách xa khu dân cư, các công trình công cộng; diện tích bình quân khoảng 3.000 m2/cơ sở. Các hạng mục công trình cơ bản được đầu tư xây dựng đảm bảo theo hướng dẫn của ngành chuyên môn. Địa bàn phục vụ cho hoạt động giết mổ theo quy hoạch của các địa phương từ 5 - 7 xã/cơ sở.

Tăng cường quản lý các cơ sở giết mổ tập trung

Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Trưởng phòng phụ trách phòng Quản lý thú y (Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh) quán triệt các nội dung.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý thú y (Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh) đã quán triệt các nội dung quan trọng như: quy định chung về công tác giết mổ động vật, quy định về kiểm soát giết mổ, các văn bản chỉ đạo về công tác giết mổ.

Đồng thời, phân tích các chính sách liên quan đến công tác kiểm soát giết mổ, trình tự thực hiện các bước để thụ hưởng chính sách hỗ trợ về hệ thống giết mổ treo, hệ thống xử lý nguồn nước sử dụng trong giết mổ, hỗ trợ thù lao cho người làm công tác kiểm soát giết mổ...

Dịp này, các đại biểu đã trao đổi về thực trạng, kết quả hoạt động của các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn; chia sẻ những kinh nghiệm tại các địa phương thực hiện tốt; thẳng thắn phản ánh một số tồn tại, khó khăn trong quá trình hoạt động.

Trên cơ sở đó, các đại biểu kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giết mổ như: hỗ trợ kinh phí nâng cấp, sửa chữa các cơ sở giết mổ tập trung, tăng giá dịch vụ giết mổ tập trung gia súc, tăng hỗ trợ thù lao cho người làm công tác giết mổ...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.