7 xã, thị trấn của Hà Tĩnh còn dịch tả lợn châu Phi

(Baohatinh.vn) - Các địa phương có dịch chưa qua 21 ngày ở Hà Tĩnh đã và đang tập trung khoanh vùng dập dịch, tránh lây lan trên diện rộng.

Tính đến thời điểm này, xã Tùng Lộc, thị trấn Nghèn (Can Lộc); xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên); xã Lâm Trung Thủy, Thanh Bình Thịnh, thị trấn Đức Thọ (Đức Thọ); xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh) còn dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày.

7 xã, thị trấn của Hà Tĩnh còn dịch tả lợn châu Phi

Xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ) tiêu hủy số lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi ngày 5/10/2021.

Từ ngày 28/9 - 9/10, lực lượng chức năng và các hộ dân 7 xã, thị trấn nói trên đã tiến hành tiêu hủy 93 con lợn bị nhiễm bệnh. Toàn bộ số lợn bị nhiễm bệnh đều của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, chưa đảm bảo các điều kiện đối với chăn nuôi an toàn sinh học.

Ông Nguyễn Khắc Khánh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho biết: “Ngay sau khi các địa phương xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch, ngăn chặn không cho dịch bệnh lây lan trên diện rộng để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người chăn nuôi.

Theo đó, lực lượng chức năng đã tiến hành tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực phát sinh ổ dịch theo quy định; lập chốt kiểm soát dịch bệnh 24/24h; tuyên truyền, ký cam kết tới người dân thực hiện nguyên tắc “5 không” trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (không dấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường và không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi)”.

7 xã, thị trấn của Hà Tĩnh còn dịch tả lợn châu Phi

Người chăn nuôi cần tuân thủ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để tránh thiệt hại.

“Thời tiết Hà Tĩnh đang có mưa, thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch tả lợn châu Phi. Bởi vậy, người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học như: chăn nuôi theo mô hình chuồng kín, tách biệt; mua con giống ở những cơ sở uy tín, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi; vệ sinh chuồng trại, dụng cụ cho ăn sạch sẽ; bổ sung chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Đặc biệt, người chăn nuôi cần báo ngay cho chính quyền địa phương khi phát hiện vật nuôi có dấu hiệu bất thường” - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh khuyến cáo.

Tổng đàn lợn của Hà Tĩnh hiện đạt 383.000 con (tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020). Trong đó, chăn nuôi quy mô trang trại chiếm 58% tổng đàn và chăn nuôi quy mô nông hộ chiếm 42% tổng đàn.

Chủ đề PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.