Chiến sự tái bùng phát tại Yemen

Ngày 22/4, một ngày sau khi tuyên bố chấm dứt chiến dịch không kích Yemen kéo dài 1 tháng qua, liên minh các quốc gia Ảrập, do Saudi Arabia đứng đầu, tái phát động các cuộc không kích vào các mục tiêu của nhóm vũ trang Houthi.

Cùng ngày, 2 chiến hạm của Iran cũng đã đến Vịnh Aden. Hãng thông tấn Fars của Iran cho biết, hạm đội Hải quân 34 của Iran, bao gồm tàu khu trục Alborz và tàu hộ vệ Bushehr (ảnh) hôm 8-4 đã rời cảng Bandar Abbas ở tỉnh miền Nam Hormozgan nước này để bắt đầu hành trình đến Vịnh Aden.

Chiến sự tái bùng phát tại Yemen ảnh 1

Tàu chiến của Tehran đến Vịnh Aden sau khi Hải quân Mỹ hôm 20-4 cho biết, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, được hộ tống bởi tàu khu trục tên lửa USS Normandy, cũng đang trên đường đến khu vực này.

Động thái của Mỹ diễn ra sau khi có các nguồn tin cho rằng một đội tàu của Iran đang hướng đến vùng biển của Yemen nhằm cung cấp các trang thiết bị cho lực lượng nổi dậy Houthi. Tuy nhiên, Iran nói rằng hoạt động của các chiến hạm Iran tại Vịnh Aden là nhằm bảo vệ các tàu vận tải và tàu chở dầu của Iran hoạt động trong khu vực này trước nạn cướp biển.

Vịnh Aden là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng và nằm gần với eo biển Bab el-Mandab, nơi được xem là tuyến đường biển quan trọng thứ tư trên thế giới về vận chuyển năng lượng.

Tình hình chiến sự tái bùng phát tại Yemen đã khiến giá dầu thô Brent tại thị trường Mỹ và thế giới tăng lên trong ngày 22-4. Tính tới thời điểm này của tháng 4, giá dầu Brent tại Mỹ đã tăng tổng cộng 14% trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng 18% kể từ thời điểm cuối tháng 3.

Theo SGGP

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.