(Baohatinh.vn) - Chiều 30 tết, gian nhà nhỏ của gia đình tôi luôn phảng phất trong mùi thơm ấm áp của hương trầm, quyện trong mùi hương nồng ấm của nồi nước lá thơm mẹ đã chuẩn bị sẵn cho cả nhà tắm để đón giao thừa.
Người dân quê tôi thường có thói quen tắm nước lá thơm vào chiều 30 tết để chuẩn bị đón giao thừa. Thói quen ấy xuất phát từ quan niệm nước được nấu từ các loại lá thơm sẽ tẩy hết ưu phiền năm cũ, khiến tinh thần, thể chất tươi vui đón năm mới. Thường thì từ sáng sớm, mọi người đã tìm hái những thứ lá cây thô mộc trong vườn nhà như mùi già, lá bưởi, hương nhu, sài đất, sả...
Những thứ lá quen thuộc trong vườn nhà được dùng làm nguyên liệu nấu nước tắm.
Chiều xuống, các loại lá được rửa sạch, cho vào nồi nước lớn, bắc lên bếp, để rồi từ lúc trong nồi nhả khói tới lúc nước sôi sùng sục, mùi thơm cảm giác như đã bay khắp bảy gian nhà, ba gian bếp. Mùi của các loại thảo mộc ngào ngạt, nồng ấm, đánh thức mọi giác quan. Thứ mùi thơm ấy mang theo cả chút cay cay, nhè nhẹ làm dịu đi cái rét ngọt của tiết trời giáp tết và mang lại cảm giác yên bình sau những ngày bận rộn lo toan. Vừa nấu cỗ, cắm hoa, vừa hít hà mùi thơm ấy thì chẳng gì dễ chịu, khoan khoái bằng.
Khi nhà cửa đã sạch sẽ, gọn gàng, mâm cỗ cúng tất niên đã đâu vào đấy tươm tất cũng là lúc nồi nước lá được nhấc ra khỏi bếp. Mẹ pha sẵn nước, giục chị em tôi sửa soạn quần áo để tắm với lá thơm. Theo quan niệm thông thường, ngày cuối năm tắm nước lá thì bao nhiêu muộn phiền và những điều không may mắn của năm cũ sẽ theo làn nước ấm nồng mà trôi đi hết. Ý nghĩa sâu xa hơn, đó như là một nghi thức dọn mình để sẵn sàng đón thời khắc giao thừa thiêng liêng.
Hương thơm của nồi nước lá tắm chiều 30 tết vương vấn trong ký ức của nhiều người.
Từ bé, những đứa trẻ con ở quê tôi đã quen với tục “tống cựu nghinh tân” ấy với một niềm tin điều may mắn, tốt lành chắc chắn sẽ đến trong năm mới. Cho đến mãi sau này, khi đã khôn lớn, trưởng thành, chúng tôi vẫn mang theo niềm tin và ký ức đó.
Ngày nay, không còn nhiều loại thảo mộc có thể tìm thấy trong vườn nhà nên phiên chợ ngày cuối năm, dù bận đến mấy, mẹ tôi vẫn đi chợ để tìm mua lá tắm. Bà vẫn giữ thói quen nấu nước tắm “tẩy trần” cho cả nhà chiều 30 tết như hàng chục năm nay vẫn làm.
Tết với mỗi người là một miền ký ức và ắt hẳn ai cũng có một định nghĩa riêng về nó. Có người nhớ về tết với những món ăn truyền thống, người nhớ những phiên chợ tấp nập bán mua. Với tôi, thấy hương nước lá tắm của mẹ là thấy tết về ngang ngõ. Có những mùi hương kỳ lạ như thế, nó nằm sâu trong tiềm thức mỗi người, để rồi một lúc nào đó, bất giác gặp lại, thổn thức như thấy dĩ vãng quanh đây.
Dù cuộc sống hiện đại cứ mỗi ngày một khác, dù có bao nhiêu thứ mùi hương đắt đỏ, xa hoa thì tôi cũng không quên được hương nước lá thơm nồng nàn của mẹ ngày cuối năm.
Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi
Sáng sớm, khi sương mờ còn phủ nhẹ, đồi chè ở xã Sơn Kim 2 và Sơn Tây (Hà Tĩnh) hiện lên bình yên trong vẻ đẹp huyền ảo, tinh khôi, say đắm lòng người...
Chỉ mới 10 tuổi, Đặng Minh Thư (lớp 4H, Trường Tiểu học Hưng Trí, Hà Tĩnh) đã khiến cộng đồng không khỏi kinh ngạc khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập là học sinh nhỏ tuổi có khả năng nhớ và đọc chính xác 3.150 chữ số thập phân sau số Pi.
Dù đã nghỉ hưu nhưng bà Trần Thị Kim Soa (xã Sơn Giang, Hà Tĩnh) vẫn tận tâm với công việc thiện nguyện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp sức xây dựng quê hương.
Mỗi tên đất, tên làng trên dải đất Việt Nam không chỉ là một danh từ định vị trên bản đồ, mà là một thực thể sống, mang trong mình trầm tích của thời gian, ký ức của bao thế hệ và hồn cốt của cả một vùng văn hóa. Với Hà Tĩnh, mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, một thời là phên dậu của đất nước, câu chuyện về địa danh hành chính lại càng trở nên đặc biệt, bởi nó song hành cùng lịch sử đầy biến động.
Mỗi độ tháng 7 về, hàng vạn du khách lại tìm về với Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) để dâng nén tâm hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.
Thương cha mẹ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nuôi mình và 4 chị em ăn học, Bùi Khắc Vũ (phường Nam Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) luôn quyết tâm học tập tốt để đáp đền công ơn các bậc sinh thành và cống hiến cho xã hội.
Biển Xuân Thành, thuộc xã Tiên Điền (Hà Tĩnh) không chỉ cuốn hút bởi vẻ nguyên sơ của sóng xanh, cát trắng, mà còn đang “thay da đổi thịt” từng ngày với diện mạo mới đầy sức sống.
Từ nguồn hải sản phong phú, tươi ngon bậc nhất miền Trung, qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo các đầu bếp tâm huyết, ẩm thực biển Hà Tĩnh đang trở thành “thỏi nam châm” níu chân du khách mỗi mùa hè.
Các tuyến du lịch trong Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) được đề án đặt ra gồm: khám phá vườn thực vật, quần thể pơmu ngàn năm tuổi, thành cụ Phan Đình Phùng và rừng sấu cổ thụ...
Phường Bắc Hồng Lĩnh và Nam Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, đáp ứng kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Không gian trong lành, dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong những ngày hè sôi động.
Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Từ những dặm dài lịch sử, TP Hà Tĩnh hôm nay đang viết tiếp hành trình mới - hành trình về khát vọng xây dựng đô thị phát triển bền vững và chính quyền phục vụ Nhân dân.
Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Dường như với mọi người, dù là du khách hay người dân địa phương, núi Nài, sông Phủ vẫn luôn là một biểu tượng đẹp và là nơi lưu giữ những trầm tích văn hóa của vùng đất Thành Sen.
Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Sau những kết quả khả quan thời gian qua, ngành Du lịch Hà Tĩnh cần đầu tư có chiều sâu và biết kể câu chuyện của riêng mình để tạo điểm nhấn khác biệt.
Khác với không khí nô nức mùa lễ hội, Hương Tích tự (Hà Tĩnh) những ngày tháng 6 làm thỏa lòng du khách bởi khung cảnh thanh tịnh, yên bình và gần gũi với thiên nhiên.
Tâm huyết, gương mẫu đi đầu và kiên trì vận động người dân là “bí quyết” giúp ông Lê Văn Phẩm - Bí thư Chi bộ thôn Phúc Thuận, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) triển khai thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.
Không chỉ đơn thuần là chỗ nghỉ chân, các homestay tại Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mang đến không gian gần gũi, thân thiện, giúp du khách hòa mình vào nhịp sống của người dân làng biển.
Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Được ví là “khu vườn” của "những cây lau bằng thép", 18 năm qua, CLB Nhà báo nữ Hà Tĩnh là nơi gắn kết để các nhà báo nữ ghi dấu ấn trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của tỉnh.
Người dân thôn Trung Tâm (xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã khai thác hiệu quả lợi thế bán sơn địa, xây dựng nhiều mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân.